GIA BAO VU

Thông tin cá nhân

nguyenvudungnam
Họ tên: Vũ Văn Nam
Nghề nghiệp: sinh vien (hoc vien tai chinh)
Sinh nhật: 14 Tháng 1 - 1987
Yahoo: vannam_87nd  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
Em ah em co biet la anh rat yeu em khong!...!....

Bạn bè
em_gai_dai_ca17816
em_gai_dai_ca17816
p3' h3o lov3 u 4ever
p3' h3o lov3 u 4ever
simtim
simtim
gemini3691
gemini3691
be_online_8x
be_online_8x
hoa co tu
hoa co tu
LongHuong
LongHuong
alitran
alitran
TinaNguyen
TinaNguyen
doan huong
doan huong
Xem tất cả

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31



Bình luận mới
Dương Thị Quyên trong Cộng hoà Séc
Dương Thị Quyên trong Cộng hoà Séc
Nguyen Thi Thanh Huyen trong Cộng hoà Séc
Nguyen Thi Thanh Huyen trong Cộng hoà Séc
Pham Quoc Tuan trong Cộng hoà Séc
Guest_nguyenvudungnam_* trong SỐNG THỬ " NÊN HAY KHÔNG
Guest_Chuot_* trong SỐNG THỬ " NÊN HAY KHÔNG
pham nhu tuan trong Cộng hoà Séc

(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Tin nhanh

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

   Trong: KINH TE - XA HOI
 
Lịch sử Séc

[sửa] Những cuộc di cư đến Séc
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy bằng chứng của người tiền sử sinh sống tại Séc. Từ thế kỉ thứ 3 trước công nguyên, các bộ tộc Celt, Boii đã đến Séc định cư. Đến thế kỉ 1, đến lượt các bộ tộc Marcomanni và Quani cũng đến sinh sống tại vùng đất này. Nhưng tổ tiên chính của người Séc ngày nay là người Slav, bao gồm các bộ tộc Bohemia và Moravia thì đến Séc vào khoảng thế kỉ 6. Họ có xuất xứ từ vùng Biển Đen và quanh dãy núi Carpath.


[sửa] Vương quốc của vua Samo
Năm 560, người Avar từ những vùng thảo nguyên Trung Á đã đến khu vực lòng chảo Carpath và chinh phục các vùng đất của người Slav. Họ đã thành lập một đế chế rộng lớn ở vùng Trung Âu. Tuy nhiên, sau khi người Avar bị đánh bại tại Constantinople vào đầu thế kỉ 7 thì người Slav ở phía bắc sông Donau đã bắt đầu nổi dậy.

Samo là một thương nhân người Frank. Ông đã tham gia cuộc khởi nghĩa của người Slav để chống lại người Avar vào năm 623. Dưới sự chỉ huy của ông, người Avar đã bị đánh bại. Người Slav đã tôn ông làm vua. Samo đã trở thành người thống trị của vương quốc Slav đầu tiên, được biết đến với cái tên "Đế chế của Vua Samo" hay "Vương quốc của vua Samo" (tiếng Séc: Sámova říše). Đây là tổ chức chính quyền đầu tiên của người Slav, nhưng thực tế đây là một liên minh của các bộ lạc lớn mạnh chứ không thực sự là một quốc gia quân chủ chuyên chế.


[sửa] Đại Moravia

Moravia mở rộng nhất dưới thời vua Svatopluk ISau khi Đế chế của vua Samo tan rã, người Moravia và Nitra đã thành lập các công quốc mới hùng mạnh. Năm 833, Mojmir I của Moravia đã tấn công và sát nhập công quốc Nitra, lập ra một công quốc duy nhất là Đại Moravia (Velká Morava).

Năm 846, Mojmir I nhường ngôi cho một người cháu của mình là Rastislav (846-870). Dưới thời Rastislav, một cuộc cải cách văn hóa lớn đã diễn ra khi hai nhà truyền giáo Cyril và Methodius được ông mời đến Đại Moravia để truyền bá đạo Thiên chúa vào đất nước này. Họ cũng góp công lớn trong việc xây dựng bảng chữ cái của người Slav, tức bảng ký tự Cyril.

Dưới thời vua Svatopluk I, Đại Moravia đạt tới sự mở rộng lớn nhất về diện tích. Lãnh thổ của nó trải dài trên các vùng đất ngày nay là Hungary, Ba Lan, Áo, Đức, Serbia, Slovenia, Croatia và Ukraina. Về sau, những cuộc chiến tranh liên miên với Đế chế Frank đã làm cho Đại Moravia suy yếu và những người Hungary xâm lược đã khiến đất nước tan rã vào đầu thế kỉ thứ 10.


[sửa] Thời kỳ Trung cổ

Quanh cảnh cầu Charles ở thủ đô PrahaNăm 995, công quốc Bohemia thành lập dưới sự lãnh đạo của vương triều Premyslid, thành viên của một bộ tộc tên là Séc. Vương triều Premyslid đã thống nhất các vương triều Séc khác và thành lập một chính quyền trung ương vững mạnh.

Đầu thế kỉ 11, công quốc Bohemia đã chinh phục nước Đại Moravia. Tuy Moravia vẫn là một lãnh địa tách biệt của Bohemia song nước này lại bị cai trị bởi một trong những người con trai của vua Bohemia.

Sang thế kỉ 14 là thời đại hoàng kim của Séc. Vào năm 1306, dòng họ Premyslid không có người kế vị. Sau nhiều cuộc chiến tranh giành quyền lực đẫm máu, dòng họ Luxemburg đã đoạt được ngôi vua Bohemia. Vị vua thứ hai của triều đại Luxemburg là Karel IV (1342-1378, Charles trong tiếng Anh và tiếng Pháp, Karl trong tiếng Đức) đã đưa đất nước Bohemia trở nên hùng mạnh. Năm 1344, ông nâng chức giám mục của thành phố Praha lên thành tổng giám mục đồng thời kiềm chế quyền lực của các quý tộc Séc và đưa Bohemia, Moravia trở thành các quận hành chính, và đưa Brandenburg (tới năm 1415), Lusatia (tới năm 1635), Silesia (tới năm 1742) vào quyền kiểm soát của Séc. Karel IV cũng đã biến Praha trở thành một thủ đô hoa lệ với rất nhiều công trình xây dựng, tiêu biểu như pháo đài Praha và cầu Charles. Ông cũng thành lập Đại học Karlova ở Praha (Univerzita Karlova) năm 1348 với mong muốn biến Praha thành một trung tâm học vấn của châu Âu.

Vào thế kỉ 15, một cuộc chiến tranh tôn giáo đẫm máu đã diễn ra tại Séc, lịch sử gọi là cuộc Chiến tranh Hussite. Đất nước Séc suy yếu và đến năm 1526, Séc đã bị sát nhập vào đế chế Habsburg.


[sửa] Thời kỳ thuộc triều đại Habsburg
Sau khi bị sát nhập vào Đế chế Habsburg, người Séc bắt đầu bị đồng hóa. Tiếng Séc bị cấm sử dụng và tiếng Đức trở thành ngôn ngữ chính thức ở Séc.

Năm 1618, người Bohemia đã nổi dậy chống lại triều đình Habsburg. Họ đã chọn một người theo đường lối của Jean Calvin là Frederick của Palatinate (Fridrich Falcký) lên ngôi. Nhưng đến ngày 6 tháng 11 năm 1620, quân đội Séc bị đánh bại tại Trận Núi Trắng (Bitva na Bílé hoře). Cuộc Chiến tranh Ba Mươi Năm (1618-1648) đã phá hủy phần lớn những làng mạc, thành phố của Bohemia.

Đến thời nữ hoàng Maria Theresa và con trai bà, vua Joseph II, những người chịu ảnh hưởng của Thời đại Khai sáng, tình hình Bohemia bắt đầu có những chuyển biến. Tuy chính sách đồng hóa vẫn không thay đổi, nhưng tình hình xã hội, giáo dục đã được cải thiện cho người Séc. Vào thế kỉ 19, chủ nghĩa bành trướng của Pháp dưới thời vua Napoleon I đã kích thích tinh thần phục hưng dân tộc của người Séc. Tầng lớp trí thức mới đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phục hưng và phát triển ngôn ngữ dân tộc. Tháng 2 năm 1848, cuộc Cách mạng tháng 2 ở Pháp đã làm bùng nổ một cao trào cách mạng tư sản lan khắp châu Âu. Vào ngày 12 tháng 6 năm 1848, khởi nghĩa của những người dân chủ cấp tiến và được sự hưởng ứng nhiệt liệt của nhân dân đã bùng nổ tại Praha, nhưng đến ngày 17 tháng 6, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.

Năm 1867, nhà nước quân chủ lưỡng hợp Áo-Hung được thành lập, trong đó Séc nằm trong tầm ảnh hưởng của nước Áo. Vào những năm cuối cùng của đế chế Áo-Hung, tình hình giữa người Séc và người Đức ở Bohemia ngày càng trở nên căng thẳng. Mối quan hệ xấu đi giữa các dân tộc trong đế chế đã đẩy nhanh sự sụp đổ của quốc gia này. Năm 1900, Tomáš Masaryk, người sau này trở thành tổng thống Tiệp Khắc đã thành lập Đảng Tiến bộ Séc. Ý tưởng về một quốc gia kết hợp giữa hai dân tộc Séc và Slovakia bắt đầu được hình thành.


[sửa] Tiệp Khắc (1918-1993)

Bản đồ Tiệp Khắc năm 1928Sau khi Thế chiến thứ nhất kết thúc cùng với sự sụp đổ của Đế chế Áo-Hung, ngày 28 tháng 10 năm 1918, Cộng hòa Tiệp Khắc (bao gồm Séc và Slovakia ngày nay) tuyên bố độc lập. Hiệp ước St. Germain được ký kết vào tháng 9 năm 1919 đã chính thức công nhận nền cộng hòa mới của Tiệp Khắc. Sau đó, Ruthenia cũng được sát nhập vào Tiệp Khắc vào tháng 6 năm 1920. Quốc gia Tiệp Khắc mới thành lập có dân số khoảng 13,5 triệu người, thừa hưởng tới 70-80% các cơ sở công nghiệp của Áo-Hung. Lúc đó Tiệp Khắc là một trong mười nước công nghiệp hóa nhất thế giới.

Trước chiến tranh thế giới thứ hai, chính quyền phát xít ở Đức bắt đầu đe dọa tiến hành xâm lược Trung Âu. Sau khi sáp nhập nước Áo vào lãnh thổ Đức, Tiệp Khắc trở thành mục tiêu tiếp theo của phát xít Đức. Tháng 4 năm 1938, Đức nêu yêu sách đòi vùng đất Sudentenland của Tiệp Khắc. Ngày 29 tháng 9 năm 1938, Hiệp ước München được ký kết. Anh, Pháp vì không muốn chiến tranh với Đức đã quyết định vứt bỏ liên minh quân sự với Tiệp Khắc. Và hậu quả là đến ngày 16 tháng 3 năm 1939, Đức đã chiếm được toàn bộ lãnh thổ Tiệp Khắc. Trong những năm Thế chiến thứ hai, khoảng 390.000 người dân thành thị, trong đó có 83.000 người Do Thái đã bị giết hại hoặc bị hành quyết. Hàng trăm ngàn người đã bị đưa vào các nhà tù và các trại tập trung để làm công việc khổ sai. Chiến tranh kết thúc vào ngày 9 tháng 5 năm 1945 với việc cuộc khởi nghĩa Praha lật đổ ách thống trị của phát xít Đức thành công và quân đội Liên Xô và Mỹ tiến vào Tiệp Khắc.

Từ năm 1945-1946, hầu như toàn bộ người Đức thiểu số (khoảng 2,7 triệu người) đã bị trục xuất khỏi Tiệp Khắc sang Đức và Áo. Sau Thế chiến thứ hai, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc nhanh chóng phát triển do sự thất vọng của người Tiệp Khắc đối với phương Tây vì đã vứt bỏ họ trong Hiệp ước München và do ảnh hưởng ngày càng mạnh của Liên Xô. Trong cuộc bẩu cử năm 1946, Đảng Cộng sản đã giành được tỉ lệ phiếu 38%, trở thành chính đảng lớn nhất và chính thức cầm quyền từ tháng 2 năm 1948. Sau đó, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã xây dựng một chính quyền toàn cộng sản.


Người dân Séc biểu tình trong cuộc Cách mạng Nhung lụa 1989Sau khi nắm quyền, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã quốc hữu hóa các ngành kinh tế, xây dựng một nền kinh tế tập trung. Kinh tế tăng trưởng nhanh trong thập niên 1950 và thập niên 1960, sau đó bắt đầ giảm sút từ thập niên 1970 và rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Chính quyền cộng sản trở nên thiếu dân chủ. Năm 1968, phong trào Mùa Xuân Praha bùng nổ đòi mở rộng tự do dân chủ và thực hiện đa nguyên chính trị, song sau đó bị quân đội Liên Xô đàn áp và dập tắt.

Tháng 11 năm 1989, cuộc Cách mạng Nhung lụa diễn ra trong hòa bình, đưa đất nước Tiệp Khắc trở lại quá trình dân chủ. Ngày 1 tháng 1 năm 1993, Tiệp Khắc diễn ra cuộc "chia li trong hòa bình". Hai dân tộc Séc và Slovakia tách ra, thành lập hai quốc gia mới là Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia.


[sửa] Cộng hòa Séc (từ 1993 đến nay)
Sau khi lại trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1993, quốc hội Cộng hòa Séc đã quyết định giữ nguyên lá cờ của Liên bang Tiệp Khắc cũ làm là cờ của Cộng hòa Séc. Cùng năm đó, nước này gia nhập Liên Hiệp Quốc. Đến năm 1995, Cộng hòa Séc trở thành một thành viên của OECD - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế và WTO - Tổ chức Thương mại Thế giới. Ngày 12 tháng 3 năm 1999, Cộng hòa Séc gia nhập NATO. Vào năm 2004, cùng với 9 quốc gia Đông Âu và Nam Âu khác, Cộng hòa Séc đã trở thành một thành viên của Liên minh Châu Âu. Kinh tế Cộng hòa Séc đi theo nền kinh tế thị trường và đang trên đà phát triển mạnh, song cũng vẫn phải đối mặt với nhiều mạo hiểm và thách thức to lớn.


 

> Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com