VÕ VIẾT TRƯỜNG

Tin nhanh

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Cha

Tra cứu điểm tốt nghiệp 2013

Nhìn từ vệ tinh năm 2008

Nhạc của tui


Apologize

Truyện Kiều-Nguyễn Du

:clap:
Du Xuân 
 Ngày xuân con én đưa thoi.

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh rợn chân trời.
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Long lanh đáy nước in trời.
Thành xây khói biếc non xanh bóng vời. 
Thanh minh trong tiết tháng ba.
Lễ là tão mộ hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh.

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. 

 
	

Thời tiết hôm nay

Thời tiết một số địa phương ở nước ta

Nhiệt độ - Thời Gian - Độ ẩm


Hà Nội

 Thời tiết một số vùng ở nước ta

Tp Hồ Chí Minh

Thời tiết Tp Hồ Chí Minh

Huế

Thời tiết Huế

Cà Mau

Thời tiết Cà Mau

Nha Trang

Thời tiết Nha Trang


   Trong: Tin tức
 
8->
Có hai mục đích trong học tập là học để biết, để có kiến thức toàn diện và nhằm một mục tiêu cụ thể như thi tốt nghiệp THPT hoặc đại học. Hai mục đích này luôn song hành với nhau.

Học toàn diện 5.gif

Theo tôi, đã là học sinh phải học toàn diện. Tuy vậy, không có nghĩa phải lên gân để học, mà bạn nên có cách học để tiếp cận các môn. Ai cũng có môn học yêu thích của mình và khi học các môn khác, bạn hãy đứng ở góc nhìn của môn mình yêu thích, như vậy áp lực học sẽ nhẹ đi. Tôi xin lấy ví dụ ở môn hoá.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi học lịch sử, bạn hãy nhìn lịch sử dưới góc độ... môn hoá. Chẳng hạn, chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi huy hoàng. Vậy ta đã làm súng đạn như thế nào. Chất hoá học nào làm nên thuốc nổ?...

Học địa lý rất khô và khó nhớ. Nhưng nếu học sinh nhìn từ góc độ nơi nào có khoáng vật gì, chế tạo ra được những vật liệu nào... thì sẽ có hứng thú hơn khi học môn địa lý...Như vậy, hoá học sẽ không “cô đơn” chỉ toàn những phương trình phản ứng.

Học có mục đích

Vào THPT, học sinh luôn có tâm lý lớp 10 là lớp xả hơi, lớp 11 có chăm lên một tí và lớp 12 thì lao vào học cật lực. Tuy vậy, để chuẩn bị kiến thức xông xênh cho thi đại học thì không thể ngày một ngày hai, không thể đợi khi bước vào lớp 12 mới chuẩn bị được. Dù bạn thông minh, nếu khởi động từ lớp 12, bạn chỉ có thể đứng ở ranh giới giữa đỗ và trượt, rất mong manh. Tôi không hy vọng học sinh chăm học và có cường độ học tập căng trong cả ba năm. Nhưng nếu bạn đã trót chơi nhiều ở lớp 10 thì từ lớp 11, bạn có thể bổ sung kiến thức cho mình. Bởi vậy, lớp 11 còn gọi là lớp bản lề, rất quan trọng. Đừng đợi đến lớp 12, vì hoàn cảnh, sức khoẻ hay rất nhiều yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng đến sức học của bạn.
Theo tôi, chương trình và sách giáo khoa của mình về cơ bản là ổn. Học sinh học hết sách giáo khoa là rất tốt rồi, không cần phải đi học thêm. Nếu muốn sâu hơn chỉ nên mua một vài sách tham khảo của các nhà xuất bản có uy tín.

Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong không nhiều những người có quan điểm và hành động chiến lược vượt tầm thời đại. Một trong những quan điểm và hành động của Người về giáo dục - đào tạo đó là: Xác định mục đích của việc học tập. Qua nghiên cứu, học tập về tư tưởng và tấm gương của Bác, chúng tôi nhận thấy mục đích học tập ở Người rất đáng để chúng ta suy ngẫm.
Mục đích quan trọng nhất của học tập trong quan niệm và hành động của Bác là: Học để làm việc. Cả cuộc đời của Người là tấm gương sáng về học để làm việc. Theo Người, nếu không học thì không thể làm việc tốt được. Mà đã học thì phải học cho tốt, học tốt mới làm việc tốt.
Ngay từ tuổi thiếu niên, Bác đã tiếp thu được tinh thần: Học tốt để giúp dân cứu nước từ một số cụ đồ nho yêu nước, nhất là từ chính người cha Nguyễn Sinh Sắc.
Vào những năm đầu của thế kỷ XX, không giống như nhiều thanh niên lúc bấy giờ, "mục đích đi học là cốt được mảnh bằng để làm ông thông, ông phán, lĩnh lương nhiều, ăn ngon, mặc đẹp”. Mục đích học của Nguyễn Tất Thành là để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Tức là: học để làm việc có ích cho quốc gia, dân.
Bác luôn nhấn mạnh: "Học để hành. Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì không trôi chảy". ở đây không chỉ lŕ mối quan hệ giữa lý luận vŕ thực tiễn mŕ ở tầng ý nghĩa sâu hơn cňn lŕ mục đích của việc học)... Do xác định mục đích là học để làm việc cho nên Người yêu cầu học phải có phương pháp, học mọi lúc, mọi nơi, học ở mọi người và phải học suốt đời.Đây là những di huấn vô cùng quý báu mà Người đã để lại cho chúng ta: cần phải xác định học để làm việc. Mục đích cao nhất mà người học cần phải hướng tới.
Thật đáng tiếc ngày nay có một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ dường như chưa biết, không muốn biết, hoặc đã quên lời di huấn có ý nghĩa thời đại của Bác Hồ: Học để làm việc. Có một bộ phận hs,sv học không phải để làm việc mà học để mưu cầu lợi ích cá nhân, học để thăng quan tiến chức, học để củng cố địa vị, học để lấy bằng cấp, học hàm học vị cho oai. Nhiều khi học lại chẳng để làm gì cả. Chúng ta có thể nhận thấy: số lượng cán bộ, đảng viên đi học ngày một tăng nhanh, nhưng hiệu quả giải quyết công việc ở các cấp, các ngành, các đơn vị thì lại bất cập.
Không ít các bậc phụ huynh, thầy cô giáo, chưa làm tốt công tác truyền đạt cho thế hệ trẻ lòng ham học, học giỏi để sau này có thể làm việc được tốt. Mới chỉ dừng ở chỗ: học vì thành tích thi đua chung, vì kết quả của bản thân học sinh, vì sự mong đợi của các bậc cha mẹ, họ hŕng, thầy cô giáo vŕ nhŕ trường... ít chú ý giáo dục cho các em động cơ học là để mở rộng tầm nhìn, phát triển về nhân cách, trí tuệ toàn diện và bền vững, học giỏi để có thể làm việc tốt trong tương lai.
Trong số thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay, có một bộ phận không nhỏ chỉ xác định mục đích duy nhất là học để có cơ hội kiếm được nhiều tiền. Đành rằng, đây là mục đích rất chính đáng, thiết thực đối với cuộc sống hôm nay, phù hợp với việc phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta. Song, đã đến lúc nó bị đẩy lên thái quá, trở thành phương châm hành động của khá đông học sinh, sinh viên, thanh niên. Tỷ lệ học sinh thi trượt đại học và điểm thi dưới mức trung bình ngày càng nhiều, số lượng sinh viên tốt nghiệp không có việc làm gia tăng, tình trạng "thừa thầy thiếu thợ"... ở nước ta hiện nay có nhiều nguyên nhân để lý giải, trong đó có lý do rất quan trọng: Mục đích của việc học để làm việc cho tốt chưa được đề cao thoả đáng trong xã hội. Do không biết hoặc coi nhẹ việc xác định mục đích: học để làm việc tốt.
Số lượng học sinh, sinh viên ở nước ta có năng lực và điều kiện đi du học nước ngoài ngày càng nhiều. Tuy nhiên, một bộ phận trong số đó thường bị cuốn vào guồng xoáy của giá trị vật chất trước mắt: hoặc là bỏ bê việc học để đi làm kiếm tiền, hoặc là chỉ xác định học ở nước ngoài thì sẽ có cơ hội kiếm được nhiều tiền. Rõ ràng, đối với họ vấn đề xác định giá trị, mục đích của việc học tập ở nước ngoài nhằm tiếp thu khoa học công nghệ, quản lý... tiên tiến, để từ đó có thể làm việc được tốt hơn chưa được coi trọng.
Không thể đem tấm gương và hành động trong mục đích học tập của Bác để so sánh rằng chúng ta phải thực hiện được như Người. Song, mỗi người (đặc biệt là thế hệ trẻ) cần phải suy ngẫm, học tập quan điểm và hành động của Bác: “Giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Muốn cho Giáo dục - Đào tạo thực sự là quốc sách hàng đầu, trước hết, trong xã hội cần phải coi trọng, đề cao: mục đích học để làm việc theo quan điểm và tấm gương của Bác. Trong quá trình đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay, việc xác định mục đích: Học để có khả năng tiếp cận và đáp ứng được công việc là hết sức cần thiết. Nó cần phải được coi là phương châm hành động trong xã hội, nhất là đối với thế hệ trẻ.
Vŕ chúng ta thật tự hŕo thay, đến những năm cuối của thế kỷ XX UNESCO - Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục của thế giới đã khẳng định: mục tiêu của giáo dục trên thế giới đang chuyển hướng, từ chỗ học để biết chuyển sang phương châm học để làm việc, học để cùng chung sống, học để làm người. Mục đích của giáo dục lŕ nhằm xây dựng nguồn lực con người trở thŕnh động lực cho sự phát triển bền vững. Phải chăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức và hành động, đề ra và giáo dục chúng ta trước đó từ rất lâu.


Ph ư ơng ph áp h ọc
Theo thầy Lê Kim Long là giáo viên dạy chuyên hoá ở khối THPT chuyên, đồng thời là giảng viên khoa Hoá học Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội).
Trong học tập, có mấy mức như sau:

Mức 1: Học thuộc. Không chỉ cần trong môn xã hội, các môn tự nhiên cũng có những dạng bài có ý tưởng nhất định và bạn phải hiểu, thuộc cách làm các bài có chung ý tưởng đó. Cách tốt nhất để tìm ra các dạng bài đó là bạn hãy thay đổi một số điều kiện đã ra trong bài, ngay lập tức bài sẽ chuyển sang khó hơn hoặc dễ hơn. Cố gắng làm các bài khó hơn, bạn sẽ nhớ rất sâu cách làm các bài có chung ý tưởng này.

Mức 2: Tổng kết: Trong chương này, cái gì là quan trọng, cần ghi nhớ, cái gì cần phải ghi vào sổ tay. Lúc đầu, học sinh khó làm được điều này và các em hoàn toàn có thể nhờ thầy chỉ ra.

Mức 3: Trao đổi. Nhiều em học mà không trao đổi là sai lầm. Những kiến thức mình có được, nếu đem ra trao đổi, sẽ có dịp nắm chắc kiến thức, đồng thời học hỏi thêm nhiều kiến thức mới. Những kiến thức học mót thì không thể toàn diện được.

Mức 4: Học tự do. Lúc này học sinh có thể tự tin làm ở mọi dạng bài, cả trong sách giáo khoa và trong các dạng đề thi. Tuy nhiên, học sinh phải thực sự bản lĩnh mới chọn đúng cho mình những bài vừa sức. Nếu xông vào bài quá khó, sẽ rất mất thời gian mà đôi khi, đề thi bây giờ không đề cập đến.

Bùi Kiên Cường: Thủ khoa khoá 99-04 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

Để chuẩn bị thi đại học, mỗi buổi tối (từ 21h đến 24h) mình làm một đề, theo đúng giới hạn thời gian. Ngoài ra, khi làm các đề thi, mình sẽ phát hiện được dạng bài nào mình chưa biết để học ngay. Tuy làm thử nhưng vẫn phải làm bài cẩn thận, đúng và đủ các bước vì ba rem họ cho rất chi tiết. Dựa vào ba rem, mình biết chỗ nào nhiều điểm để không được bỏ qua bước đó.





Vào đại học ngay năm nay chỉ là một trong nhiều cửa để tiếp tục con đường học tập. Bạn có thể đạt mục tiêu tiếp tục học tập bằng nhiều cách khác nhau: thi lại năm sau, học cao đẳng nếu đạt điểm sàn, học trung cấp chuyên nghiệp nếu hụt điểm sàn cao đẳng, học nghề cũng tốt.
Học là để biết dùng đầu óc của mình một cách tốt nhất, không phải để có tấm bằng đại học. Thế giới hiện nay đang nêu khẩu hiệu "học suốt đời" và nhiều nước - trong đó có Việt Nam - đang tạo thêm rất nhiều cơ hội để người không có điều kiện liên tục cho tới khi tốt nghiệp đại học có điều kiện quay trở lại nhà trường. Miễn là còn ham muốn học tập và giữ được ham muốn này suốt đời, bạn sẽ còn có cơ hội được trau dồi học vấn.
Đời học vấn là một cuộc ma-ra-tông đòi hỏi sự nỗ lực bền bỉ suốt đời mà những ai vấp ngã trong những bước chạy đầu đâu đã phải rời "cuộc chơi"? Hãy đừng tự loại mình thì không ai loại mình hết.
Nguyễn Tử Mạnh Cường đạt thủ khoa tuyển sinh cả ĐH Khoa học tự nhiên và ĐH Ngân hàng TP.HCM:29.75
Chàng trai trẻ này tỏ ra khá già dặn khi "rút ra" những kinh nghiệm của bản thân trong học tập: "Thực ra em chẳng có bí quyết gì, đơn giản là em luôn tôn trọng lời thầy cô dặn dò mình nên tập trung chú ý những nội dung cần thiết nhất, học thật kỹ chương trình sách giáo khoa; trước khi thi phải học "nhuyễn" lý thuyết, không bỏ qua bất cứ chi tiết nào; đặc biệt phải ôn tập tốt chương trình lớp 10 và 11". Cường nói, cũng từ lời khuyên của các thầy cô giáo, em không học những gì quá khó, quá xa rời sách giáo khoa, vì những đề thi ĐH những năm gần đây cho thấy không còn theo hướng hóc búa, đánh đố thí sinh. "Em nhận thấy ngoài học ở trường, học ở thầy cô giáo, mình phải học nhiều ở bạn bè, nhất là học những tính cách hay, cả những mẹo vặt của bạn để thuộc bài, nhớ bài lâu… Có lẽ nhờ vậy mà em tự tin hơn khi đi thi" - Cường chia sẻ.

Với 30/30 điểm, Nguyễn Công Hưng nằm trong số những thủ khoa đạt điểm tuyệt đối trong kỳ tuyển sinh năm nay.
Nguyễn Công Hưng đạt điểm tuyệt đối vào ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp của trường ĐH Bách khoa TP.HCM.Kinh nghiệm học tập từ tân thủ khoa này cũng rất đơn giản: đọc nhiều. Đọc lần đầu tiên là để hiểu, lần 2, 3 là để nhớ, nếu vẫn chưa nhớ thì phải ghi ra cuốn tập. Với những phần lý thuyết, Hưng thường chỉ đọc để hiểu và nhớ theo cách này, không sót phần nào. Riêng bài tập thì làm càng nhiều càng tốt. Bên cạnh đó luôn tham khảo nhiều cách giải khác nhau, từ thầy cô, bạn bè, sách vở... để chọn ra cách mà mình thấy thú vị và dễ nhớ nhất.
Cô nữ sinh Nguyễn Trung Ngân, dự thi khối D1 ngành Tài chính trường Đại học Cần Thơ, đạt thủ khoa khối với 25 điểm, trong đó Văn 9,75 điểm, là điểm thi môn văn cao nhất cả nước. Cô Nguyễn Thiên Thanh, giáo viên chủ nhiệm các năm 11, 12 của Ngân cho hay: "Ngân không luyện thi đại học tập trung mà chỉ học theo nhóm tại trường. Bài thi Văn đại học mà đạt 9,75 thì quả là một sự bất ngờ. Em này học cái nào chắc cái đó, rất chịu khó đọc sách và truy tìm kiến thức từ nhiều nguồn".[/i]


« Các bài cũ hơn · VÕ VIẾT TRƯỜNG · Các bài mới hơn »

Bình luận

Hãy Tiến Lên
Jan 5 2012, 03:50 PM
Bình luận #1
No avartar

hung
Group Icon

Nhóm: Members
Bài viết: 7
Nhập: 19-November 11
Đến từ: tp.buôn ma thuột
Thành viên: 57,959



"Hãy tiến lên" đồng tình với "thpt-lochiep.tk"
Bác Hồ luôn nhấn mạnh: "Học để hành. Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì không trôi chảy". Bên cạnh đó, mọi người nên xác định lại mục đích của việc học và phương pháp để học tốt trong khi không nhất thiết " phải đi học thêm - và không học thêm  thì không ổn" cụ thể là rèn luyện việc tự học với các phương pháp đúng đắn khoa học học hỏi từ thầy cô, bạn bè, mọi người xung quanh với sự ham học và tìm tòi cái mới. Và hơn nữa cần xác định mục đích thực sự của việc học cũng như là " không được bỏ cuộc" trong việc học với tinh thần phải cố gắng mà  không "cực đoan" " phải có bằng cấp cao - mà không có bằng cấp cao thì tuyệt vọng thậm chí từ bỏ cuộc đời một cách không đáng " . Hiện nay đất nước việt nam cần có nhiều người giúp nước để cùng xây dựng và cải thiện đời sống của mọi người dân trên đất nước mà cái  thấp nhất có thể làm là phải có  " ăn no - mặc ấm-sống khỏe-sống có ích".Qua đó chắc chắn rằng nước Việt Nam rất  mong muốn  mọi người phấn đấu và góp phần xây dựng đất nước dù cho có thể rất nhỏ .
"Một cây làm chẳng lên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
User is offlineProfile CardPM
Quote Post

 

> Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

thpt loc hiep
Họ tên: Admin
Nghề nghiệp: Giáo Viên
Sinh nhật: : 2 Tháng 10 - 1988
Nơi ở: lộc hiệp-lộc ninh-bình phước
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
Trên con đường thành công không có dấu chân cuả kẻ lười biếng.......Link www.thptlochiep.tk

Sơ kết học kì 1

Trao đổi thông tin

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30


Date and time



(♥ Góc Thơ ♥)

Truyện cười

Tra cứu điểm thi

:chuoi: Da co nhieu truong dai hoc cao dang cong bo diem thi  cac ban co the tra cuu diem thi TAI DAY.:chuoi:điểm thi đây bà con



Điểm thi đh-cđ 2012
<script language="javascript" src= "http://timdiemthi.com/boxes/makecombo.js" type="text/javascript"> <script language="javascript" src= "http://docuongbg.zxq.net/DIEMTHI/DTdaihoc.js" type= "text/javascript">

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com