VÕ VIẾT TRƯỜNG

Tin nhanh

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Cha

Tra cứu điểm tốt nghiệp 2013

Nhìn từ vệ tinh năm 2008

Nhạc của tui


Apologize

Truyện Kiều-Nguyễn Du

:clap:
Du Xuân 
 Ngày xuân con én đưa thoi.

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh rợn chân trời.
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Long lanh đáy nước in trời.
Thành xây khói biếc non xanh bóng vời. 
Thanh minh trong tiết tháng ba.
Lễ là tão mộ hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh.

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. 

 
	

Thời tiết hôm nay

Thời tiết một số địa phương ở nước ta

Nhiệt độ - Thời Gian - Độ ẩm


Hà Nội

 Thời tiết một số vùng ở nước ta

Tp Hồ Chí Minh

Thời tiết Tp Hồ Chí Minh

Huế

Thời tiết Huế

Cà Mau

Thời tiết Cà Mau

Nha Trang

Thời tiết Nha Trang


   Trong: Giáo dục
 
 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ELECTRON
Ví dụ 1. (Đề thi HSG tỉnh Phú Thọ năm 2005 - 2006)
Hoà tan hết 2,16 gam FeO trong HNO3 sau phản ứng thấy thoát ra 0,244 lit khí X (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Tìm X?
Hướng dẫn
Khí X sinh ra chứa nitơ: NxOy (x= 1, 2. y = 0, 1, 2, 3).
Ta có: nFeO = 0,03 mol, nX = 0,01 mol
Ta có các bán phản ứng oxi hoá khử:
 Fe+2 → Fe+3 + 1e xN+5 + (5x- 2y)e → xN+2y/x.
 0,03 mol 0,03 mol (5x – 2y)0,01mol 0,01x mol
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta được:
0,03 = (5x – 2y)0,01. Vậy 5x – 2y = 3
x 1 2
y 1 (nhận) 2,5 (loại)
Vậy X là: NO
Ví dụ 2: (PP giải nhanh các bài toán trắc nghiệm - Đỗ Xuân Hưng)
Trộn 5,4 gam Al với hỗn hợp Fe2¬O3 và CuO, rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn A. Hoà tan hỗn hợp chất rắn A bằng lượng vừa đủ dung dịch HNO3 thì thu được bao nhiêu lít khí N2O (đktc)( N2O là sản phẩm khử duy nhất).
Hướng dẫn:

Các quá trình nhường và nhận electron.
Al → Al+3 + 3e
0,2 mol 0,6 mol
2N+5 + 2 x 4e → 2N+1
8a mol a mol
Theo định luật bảo toàn electron ta có:
8a = 0,6 a = 0,075 (mol)
Vậy: (lít)
Nhận xét: ở đây ta bỏ qua quá trình nhường và nhận electron của Fe+3 và Cu+2 vì ban đầu là Fe+3 và Cu+2 trong các hợp chất, nhận electron thành Fe và Cu nhưng khi phản ứng với HNO3 thì lại thành Fe+3 và Cu+2.




Ví dụ 3: (PP giải nhanh các bài toán trắc nghiệm - Đỗ Xuân Hưng)
Nung m(g) Fe2O3 với khí CO thiếu thu được 6,52(g) hỗn hợp Y gồm 4 chất rắn. Hòa tan Y hết vào dd HNO3 thì thu được 6,72lít khí NO (đktc) duy nhất. Tìm m.
Hướng dẫn:
nNO = 0,3 (mol)
Ta có các bán phản ứng oxi hoá khử:
C+2 → C+4 + 2e
a mol a mol 2a mol
N+5 + 3e → N+2
0,9 mol 0,3 mol
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta được:

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta tính được:


II. Bài toán có nhiều chất khử và một chất oxi hoá ( hoặc một chất khử và nhiều chất oxi hoá).

Ví dụ 1: (Đề thi HSG tỉnh lớp 9 - Gia Lai năm học 2009 - 2010)
Để m gam sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được chất rắn X có khối lượng (m + 1,6) gam. Nếu cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thì thu được 4,48 lít khí SO2 (đktc) duy nhất thoát ra. Tính m.
Hướng dẫn
Trong chất X có thể có: Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 nên ta có sơ đồ:
m (g) Fe m + 1,6 (g) hh X có: Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 4,48 lít SO2
dd Fe2(SO4)3


Vậy ta có các quá trình nhường và nhận electron của các chất:
- Quá trình nhường electron.
Fe → Fe+3 + 3e

- Quá trình nhận electron.
O2 + 4e → 2O-2
0,05 mol 0,2 mol
S+6(H2SO4) + 2e → S+4(SO2)
0,4 mol 0,2 mol
Theo định luật bảo toàn electron ta có: Tổng số mol electron nhường = tổng số mol electron nhận.

Ví dụ 2: ( Đề thi Olympic – 30/04/2006)
Cho 2,52 g hh X gồm Al và Mg trộn theo tỉ lệ mol 2 : 3 tác dụng với H2SO4 đặc thì thu được muối sunfat và 0,03 mol một sản phẩm duy nhất chứa lưu huỳnh. Xác định sản phẩm tạo thành và viết các phương phản ứng.
Hướng dẫn:
Theo bài ra ta tính được số mol của Al và Mg
nAl = 0,04 (mol)
nMg = 0,06 (mol)
Ta có các bán phản ứng oxi hoá khử như sau:
Al → Al+3 + 3e Mg → Mg+2 + 2e
0,04 mol 0,12 mol 0,06 mol 0,12 mol
S+6 + ne → S+(6 - n)
0,03n 0,03
Theo định luật bảo toàn electron ta có:
0,03n = 0,24 n = 8.
Vậy sản phẩm khử là: H2S
Ví dụ 3: (Các dạng toán và PP giải hoá học 12 - phần vô cơ - Lê Thanh Xuân)
Cho hỗn hợp kim loại A gồm Zn và Al. Lấy nửa hỗn hợp A tác dụng với dung dịch CuSO4 dư. Phản ứng xong đem toàn bộ chất rắn tạo thành cho tác dụng hết với HNO3 thu được 4,48 lít NO duy nhất (đktc).
a. Nếu cho hỗn hợp A tác dụng hết với HNO3. Tính thể tích khí N2 duy nhất (đktc) sinh ra
b. Nếu khối lượng hỗn hợp A là 24,9 gam. Tính khối lượng từng kim loại trong A.
Hướng dẫn:
Số mol NO = 0,2 (mol)
Gọi x, y là số mol Zn, Al trong nửa hỗn hợp A.
Zn → Zn+2 + 2e Al → Al+3 + 3e
x mol 2x mol y mol 3y mol
N+5(HNO3) + 3e → N+2(NO)
0,6 mol 0,2 mol
 2x + 3y= 0,6 (1)
a) Hỗn hợp A tác dụng hết với HNO3 :
Zn → Zn+2 + 2e Al → Al+3 + 3e
2x 4x 2y 6y
2N+5(HNO3) + 10e → N2
10a mol a mol
Ta có: 4x + 6y = 10a
Vậy
(lít)
b) 65x + 27y = 12,45 (2)
 x = 0,15 ;
y = 0,1
mZn= 0,15.65 .2 = 19,5 (g);
mAl = 24,9 - 19,5 = 5,4 (g)

III. Bài toán có nhiều chất khử và nhiều chất oxi hoá.

Ví dụ 1: (Đề thi HSG tỉnh lớp 9 - Phú Yên năm học 2006 - 2007)
1- Hoà tan m gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M (có hoá trị không đổi) trong dung dịch HCl dư thì thu được 1,008 lít khí (đktc) và dung dịch chứa 4,575 gam muối khan. Tính m.
2- Mặt khác cũng hoà tan m gam hỗn hợp A trên trong dung dịch chứa hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 ở nhiệt độ thích hợp thì thu được 1,8816 lít hỗn hợp 2 khí (đktc) có tỉ khối hơi so với H2 là 25,25. Xác định kim loại M.
Hướng dẫn
1- Các phương trình phản ứng xẩy ra:
Fe + 2HCl  FeCl2 + H2
2M + 2nHCl  2MCln + nH2 .
Số mol H2 = 1,008 : 22,4 = 0,045  số mol HCl phản ứng = 0,045.2 = 0,09
Bảo toàn khối lượng :
Khối lượng kim loại + khối lượng HCl phản ứng = khối lượng muối + khối lượng H2
 m + 0,09.36,5 = 4,575 + 0,045.2  m = 1,38 (g)
2- Gọi x, y là số mol Fe, M
56x + My = 1,38 (1)
2x + ny = 0,09 (2)
- Tác dụng với HNO3 đặc, H2SO4 :
Số mol 2 khí = 1,8816 : 22,4 = 0,084 ; 2 khí = 25,25.2 = 50,5
Khối lượng mol NO2 = 46 < 50,5  khối lượng mol khí còn lại > 50,5  SO2



Ta có các bán phản ứng oxi hoá khử như sau:
Fe → Fe+3 + 3e
x mol 3x mol
M → M+n + ne
y mol ny mol
N+5(HNO3) + 1e → N+4(NO2)
0,063 mol 0,063 mol
S+6(H2SO4) + 2e → S+4(SO2)
0,042 mol 0,021 mol
Theo định luật bảo toàn electron ta có:
3x + ny = 0,105 (3)
Từ (2), (3)
x = 0,015
ny = 0,06
thế vào (1): 56.0,015 + M . 0,06 : n = 1,38  M = 9n
chọn n = 3  M = 27(Al)
Ví dụ 2: (PP giải toán hoá vô cơ - Quan Hán Thành)
1. Cho 7,22g hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M có hóa trị không đổi. Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau:
- Hoà tan hết phần 1 trong dung dịch HCl được 2,128 l H2.
- Hoà tan hết phần 2 trong dung dịch HNO3 được 1,792 l khí NO duy nhất.
Xác định kim loại M và % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X?
2. Cho 3,61g X tác dụng với 100ml dung dịch A chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch B và 8,12g chất rắn D gồm 3 kim loại . Cho chất rắn D tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,672 l H2. Các chất khí đo ở đkc và các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính CM của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong dung dịch A.
Hướng dẫn:
1. Đặt số mol của kim loại Fe và M trong một nửa hỗn hợp là x, y và hoá trị của M là n:


Theo bài ra ta có: 56x +My =3,61(1)
Các bán phản ứng oxi hoá khử xẩy ra:
Phần 1:
Fe → Fe+2 + 2e
x mol 2x mol
M → M+n + ne
y mol ny mol
2H+ + 2e → H2
0,19 mol 0,095 mol
Theo định luật bảo toàn electron ta được:
2x + ny = 0,19(2)
Phần 2:
Fe → Fe+3 + 3e
x mol 3x mol
M → M+n + ne
y mol ny mol
N+5(HNO3) + 3e → N+2(NO)
0,24 mol 0,08 mol
Theo định luật bảo toàn electron ta được:
3x + ny = 0,24(3)
Từ (1), (2), (3) ta tính được:
x = 0,05 mol
y = mol
M = 9n.
n 1 2 3
M 9(loại) 18 (loại) 27(nhận)
Vậy M là Al.
x = 0,05 mol
y = 0,03 mol

%mFe = 77,56% ; %mAl = 22,44%

2. Đặt nồng độ mol của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong 100 ml dung dịch A là a và b.
Số mol của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong 100 ml dung dịch A: 0,1a và 0,1b
Vì chất rắn D gồm 3 kim loại nên Fe dư, các muối trong dung dịch A hết.
Chất rắn D tác dụng với dung dịch HCl chỉ có Fe phản ứng:
Fe + 2HCl  FeCl2 + H2
Số mol của sắt dư:
nFedư =
Vậy số mol Fe phản ứng với dung dịch A: 0,03 mol
Ta có các bán phản ứng oxi hoá khử:
Fe → Fe+2 + 2e Cu+2 + 2e → Cu
0,02 mol 0,04 mol 0,1a mol 0,2a mol 0,1a mol
Al → Al+3 + 3e Ag+ + e → Ag
0,03 mol 0,09 mol 0,1b mol 0,1b mol 0,1b mol
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có:
0,2a + 0,1b = 0,13(1)
mD = mFedư + mCu + mAg mCu + mAg =6,44
64.0,1a + 108.0.1b = 6,44(2)
Từ (1) và (2) ta tính được:
a = 0,5M
b = 0,3M

Ví dụ 3: (PP giải nhanh các bài toán trắc nghiệm - Đỗ Xuân Hưng)
Hỗn hợp A gồm Mg và Al, hỗn hợp B gồm O2 và Cl2. Cho 1,29 gam hôn hợp A phản ứng hết với 1,176 lít hỗn hợp B (đktc) thu dược 4,53 gam hỗn hợp X gồm các oxit và muối clorua. Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
Hướng dẫn:
nB = 0,0525(mol)
- Đặt a, b là số mol của Mg và Al trong 1,29 gam hỗn hợp A.
Ta có: 24a + 27b = 1,29 (1)
- Đặt x, y là số mol của O2 và Cl2 trong hỗn hợp B
Ta có: x + y = 0,0525 (2)
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mA + mB = mX
mB = 4,53 - 1,29 = 3,24 (gam)
32x + 71y = 3,24 (3)
Các bán phản ứng oxi hoá khử xẩy ra:
Mg → Mg+2 + 2e O2 + 4e → 2O-2
a mol 2a mol x mol 4x mol
Al → Al+3 + 3e Cl2 + 2e → 2Cl-1
b mol 3b mol y mol 2y mol
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có:
2a + 3b = 4x + 2y (4)
Từ 1, 2, 3 và 4 ta có:
a = 0,02 (mol)
b = 0,03 (mol)
x = 0.0125 (mol)
y = 0,04 (mol)
%mMg = 37,2% ; %mAl = 62,8%








LUYỆN TẬP

Bài 1: (PP giải toán hoá vô cơ - Quan Hán Thành)
Hỗn hợp X gồm FeS2 và MS có số mol như nhau, M là kim loại có hoá trị không đổi . Cho 6,51g X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dd HNO3 đun nóng, thu được dd A1 và 13,216 lit (đkc) hỗn hợp khí A2 có khối lượng là 26,34g gồm NO2 và NO. Thêm 1 lượng dư dd BaCl2 loãng vào A1, thấy tạo thành m1 g kết tuả trắng trong dd dư axit trên. Hãy cho biết kim loại M trong MS là kim loại gì ?
Tính giá trị khối lượng m1.Tính % khối lượng các chất trong X.
Đáp số: M là Zn, m1 = 20,97g. %mFeS2 = . %mZnS = 44,7%
Bài 2: (PP giải nhanh các bài toán trắc nghiệm - Đỗ Xuân Hưng)
Hoà tan 5,64g Cu(NO3)2 và 1,7g AgNO3 vào nước được 101,43g dd A. Cho 1,57g hh X bột kim loại gồm Zn và Al vào dd A rồi khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được phần rắn B và dd D chỉ chứa 2 muối. Ngâm B trong dd H2SO4 loãng không thấy có khí thoát ra.Tính C% mỗi muối có trong dd D.
Đáp số: C% (Zn(NO3)2) =3,78%. C% (Al(NO3)3) = 2,13%
Bài 3: (PP giải toán hoá vô cơ - Quan Hán Thành)
Hoà tan 22,064g hỗn hợp X gồm Al và Zn vừa đủ với 500ml dd HNO3 loãng thu được dd A và 3,136 lit (đkc) hỗn hợp khí Y gồm 2 khí không màu (trong đó có 1 khí hoá nâu ngoài không khí), khối lượng hỗn hợp khí Y là 5,18g. Tính % số mol mỗi kim loại trong hỗn hợp X.Cô cạn dd A thu được bao nhiêu gam muối khan
Đáp số: %Al = 11,53%, %Zn = 88,47%. mmuối = 69,804 g
Bài 4: (Đề thi HSG tỉnh Phú Thọ năm 2003 - 2004)
Cho 12,45g hh X gồm Al và kim loại M(II) tác dụng với dd HNO3 dư thu được 1,12 lit hh khí (N2O và N2) có tỉ khối hơi so với H2 bằng 18,8 và dd Y .Cho Y tác dụng với dd NaOH dư thu được 0,448 lit khí NH3.Tìm kim loại M và khối lượng mỗi kim loại trong X .Biết nX = 0,25 mol các khí đo ở đkc.
Đáp số: M là Zn. mAl = 0,1. 27 = 2,7 g . mZn = 0,15.65 = 9,75 g
Bài 5: (PP giải nhanh các bài toán trắc nghiệm - Cao Thị Thiên An)
Hỗn hợp A gồm 2 kim loại R1, R2 có hoá trị x, y không đổi (R1, R2 không tác dụng với nước và đứng trước Cu trong dãy hoạt động hóa học của kim loại). Cho hỗn hợp A phản ứng hoàn toàn với dd Cu(NO3)2 thì thu được m g Cu. Cho m g Cu tác dụng hết với dd HNO3 dư thu được 1,12 l khí NO duy nhất ở đktc. Nếu cho lượng hỗn hợp A trên phản ứng hoàn toàn với dd HNO3 thì thu được bao nhiêu lít N2. Các thể tích khí đo ở đktc.
ĐS: = 22,4.0,015 = 0,336 lit



Bài 6: (PP giải nhanh các bài toán trắc nghiệm - Cao Thị Thiên An)
Để m(g) Fe trong không khí bị oxi hóa 1 phần thành 22(g) hỗn hợp các oxit và Fe dư. Hòa tan hỗn hợp này vào dung dịch HNO3 dư thu được 4,48 lit khí NO duy nhất (đkc). Tìm m.
Đáp số: m = 18,76 (gam)
Bài 7: (PP giải nhanh các bài toán trắc nghiệm - Cao Thị Thiên An)
Cho 16,2 gam kim loại M (hoá trị không đổi) tác dụng với 0,15 mol oxi. Chất rắn thu được sau phản ứng cho hoà tan hoàn toàn vào dung dịch HCl dư thu được 13,44 lít H2 (đktc). Xác định kim loại M (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
Đáp số: M là Al
Bài 8: (PP giải nhanh các bài toán trắc nghiệm - Cao Thị Thiên An)
Oxi hoá chậm m gam Fe ngoài không khí gam hỗn hợp A gồm FeO , Fe2O3 , Fe3O4 và Fe dư . Hoà tan A bằng lượng vừa đủ 200 ml dd HNO3 thu được 2,24 lít NO (ở đktc) . Tính m và CM dd HNO3.
Đáp số: m = 10,08 (gam)
Bài 9:
Cho m gam kim loại A tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được 0,672 lít NO (ở đktc) , cô cạn dd sau phản ứng thu được 12,12 gam tinh thể A(NO3)3.9H2O . Kim loại A là
Đáp số: Kim loại : Fe
Bài 10:
Hoà tan hoàn toàn 17,4 gam hh 3 kim loại Al , Fe , Mg trong dd HCl thấy thoát ra 13,44 lít khí đktc . Nếu cho 34,8 gam hh 3 kim loại trên tác dụng với dd CuSO4 dư , lọc toàn bộ chất rắn tạo ra rồi hoà tan hết vào dd HNO3 đặc nóng thì thể tích khí thu được ở đktc là :
Đáp số: V = 53,76 (lít)
Bài 11: (Đề thi HSG lớp 9 - tỉnh Hà Nam năm 2009-2010)
Cho 13,9 gam hỗn hợp gồm Al và Fe trộn theo tỉ lệ số mol là 1: 2 vào 200 ml dung dịch A chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau phản ứng hoàn toàn thu được 37,2 gam chất rắn B gồm 3 kim loại. Cho toàn bộ chất rắn B vào dung dịch HCl dư, thu được 1,12 lít khí(ở đktc). Tính nồng độ mol của mỗi chất trong dung dịch A.
Đáp số:
Bài 12: (Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên tỉnh Ninh Bình năm học 2010-2011)
Hoà tan a gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng chỉ thu được Fe2(SO4)3,
SO2 và H2O. Mặt khác khử hoàn toàn a gam oxit sắt trên bằng CO dư ở nhiệt độ cao rồi hoà tan hoàn toàn lượng sắt tạo ra bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được Fe2(SO4)3, H2O và khí SO2 nhiều gấp 9 lần hàm lượng khí SO2 ở thí nghiệm trên. Tìm công thức của oxit sắt.
Đáp số: Fe3O4
Bài 13:
Hòa tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V (ml) dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là:
Đáp số: V = 40 ml
Bài 14:
Cho dòng khí H2 đi qua ống sứ đựng 15,075 gam hốn hợp Fe, Al và CuO nung nóng. Lấy chất rắn thu được cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí(đktc), rồi hoà tan tiếp chất rắn còn lại bằng dung dịch HNO3 đặc, dư thu được 2,24 lít khí(đktc). Tính % theo khối lượng cảu mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
Đáp số: % CuO = 53,07%; %Al = 30,62%; %Fe = 16,31%
Bài 15:
Khi cho 9,6 g Mg tác dụng hết với ddH2SO4 đậm đặc, thấy có 49 g H2SO4 tham gia phản ứng, tạo muối MgSO4 , H2O và sản phẩm khử A. Xác định A?
Đáp số: A là H2S
Bài 16:
Trộn 60g bột Fe với 30g bột lưu huỳnh rồi đun nóng (không có không khí) thu được chất rắn A. Hoà tan A bằng dd axit HCl dư được dd B và khí C. Đốt cháy C cần V lít O2 (đktc). Tính V, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
ĐS : lit
Bài 17:
Cho hỗn hợp bột kim loại A gồm 0,02 mol Fe, 0,04 mol Al, 0,03 mol Cu và 0,015 mol Zn hòa tan hết vào dung dịch HNO3 thu được V lit hỗn hợp khí gồm NO và N2O có tỉ khối so với Hidro là 16,75.Tính V (ở đktc).
Đáp số: V = 0,896 (lít)
Bài 18:
Hỗn hợp A gồm 0,05 mol Mg, 0,02 mol Al và 0,04 mol Fe tác dụng hết với dd HNO3¬ thu được V lit hỗn hợp khí gồm N2 và N2O có tỉ khối so với Hidro bằng 20.
Tính V ( đo ở đktc ).
Đáp số: V = 1,792 (lít)
Bài 19:
Cho 1,35 gam hỗn hợp Cu, Mg, Al tác dụng với HNO3 dư được 1,12 lít hỗn hợp X (đktc) gồm NO và NO2 có tỉ khối so H2 bằng 21,4. Hãy tính tổng khối lượng muối nitrat tạo thành.
Đáp số: mmuối = 5,69 gam
Bài 20:
Hoà tan hoàn toàn 4,431 gam hỗn hợp Al, Mg bằng dd HNO3 loãng thu được dung dịch A và 1,568 lít (đktc) hỗn hợp 2 khí không mầu có khối lượng 2,59 gam, trong đó có một khí bị hoá nâu trong không khí.
1. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
2. Tính số mol HNO3 đã phản ứng.
3. Khi cô cạn dung dịch A thì thu được bao nhiêu gam muối khan.
Đáp số: 1. %Al = 12,798% và % Mg = 87,204%
2.
3. mmuối = 28,301 gam
Bài 21:
Đốt cháy 5,6 gam bột Fe trong bình đựng O2 thu được 7,36 gam hỗn hợp A gồm Fe2O3, Fe3O4 và Fe. Hoà tan hoàn toàn lượng hỗn hợp A bằng dung dịch HNO3 thu được V lít hỗn hợp khí B gồm NO và NO2 có tỉ khối so H2 bằng 19.
1. Viết các phương trình phản ứng.
2. Tính V (đktc).
Đáp số: V = 0,896 (lít)
Bài 22:
Hoà tan hoàn toàn 19,2 gam Cu bằng dung dịch HNO3, toàn bộ lượng khí NO thu được đem oxi hoá thành NO2 rồi chuyển hết thành HNO3. Tính thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia vào quá trình trên.
Đáp số: V = 8,96 (lít)
Bài 23:
Cho m1 gam hỗn hợp gồm Mg, Al vào m2 gam dung dịch HNO3 24%, sau khi các kim loại tan hết có 8,96 lít hỗn hợp khí X gồm NO, N2O và N2 bay ra (đktc) và được dung dịch A. Thêm một lượng oxi vừa đủ vào X, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y từ từ qua dung dịch NaOH dư có 4,48 lít hỗn hợp khí Z đi ra (đktc), tỉ khối hơi của Z so với H2 bằng 20. Nếu cho dung dịch NaOH vào A để được lượng kết tủa lớn nhất thì thu được 62,2 gam kết tủa. Tính m1, m2. Biết lượng HNO3 đã lấy dư 20% so với lượng cần thiết để phản ứng.
Đáp số: m1 = 23,1 gam; m2 = 913,5 gam
Bài 24:
Hoà tan a gam hỗn hợp X gồm Mg, Al vào dung dịch HNO3 đặc nguội, dư thì thấy thu được 0,336 lít NO2 ở 00C, 2atm. Cũng a gam hỗn hợp trên khi cho vào dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được 0,168 lít khí NO ở 00C, 4atm. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?
Đáp số: mAl = 0,54 gam
MMg = 0,36 gam


Bài 25:
Thể tích dung dịch FeSO4 0,5M cần thiết dể phảnn ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch chứa KMnO4 0,2M và K2Cr2O7 0,1M ở trong môI trường axit là bao nhiêu?
Đáp số: V = 0,32 lít
Bài 26
Hòa tan 2,4 g hỗn hợp Cu và Fe có tỷ lệ số mol 1:1 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Kết thúc phản ứng thu được 0,05 mol một sản phẩm khử duy nhất có chứa lưu huỳnh. Xác định sản phẩm đó
Đáp số: SO2
Bài 27:
Trộn 2,7 gam Al vào 20 g hh Fe2O3 và Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm được hỗn hợp A. Hòa tan A trong HNO3 thấy thoát ra 0,36 mol NO2 là sản phẩm khử duy nhất. Xđ khối lượng của Fe2O3 và Fe3O4
Đáp số :
Bài 28:
Cã 3,04 gam hçn hîp Fe vµ Cu hoµ tan hÕt trong dung dÞch HNO3 t¹o thµnh 0,08 mol hçn hîp NO vµ NO2 cã tû khèi h¬i so víi H2 lµ 21. ¸c ®Þnh % theo khối lượng mỗi kim lo¹i trong hçn hîp ban ®Çu? Đáp số: %Fe = 36,84%; %Cu = 63,16%
Bài 29:
§èt nãng mét hçn hîp bét gåm Al vµ Fe3O4 trong m«i tr­êng kh«ng cã kh«ng khÝ. Nh÷ng chÊt cßn l¹i sau ph¶n øng nÕu cho t¸c dông víi dung dÞch NaOH d­, sÏ thu ®­îc 6,72 lÝt khÝ hi®ro (®o ë ®ktc). NÕu cho t¸c dông víi dung dÞch HCl d­, sÏ thu ®­îc 26,88 lÝt khÝ hi®ro (®o ë ®ktc).
a. Gi¶i thÝch c¸c thÝ nghiÖm, viÕt c¸c ph­¬ng tr×nh ph¶n øng.
b. TÝnh thµnh phÇn phÇn tr¨m cña tõng chÊt trong hçn hîp ban ®Çu.
Đáp số: %Al = 27,95%; %Fe3O4 = 72,05%
Bài 30:
Hoµ tan hoµn toµn mét l­îng oxit FeXOy b»ng H2SO4 ®Æc nãng, thu ®­îc 2,24 lÝt SO2 (ë ®ktc), phÇn d d chøa 120 gam mét lo¹i muèi s¾t duy nhÊt.
1) X¸c ®Þnh c«ng thøc cña oxit s¾t trªn.
2) Trén 10,8 gam bét Al víi 34,8 gam bét FeXOy ë trªn råi tiÕn hµnh ph¶n øng nhiÖt nh«m. Gi¶ sö chØ x¶y ra ph¶n øng khö FeXOy thµnh Fe. Hoµ tan hoµn toµn hçn hîp chÊt r¾n sau ph¶n øng b»ng dung dÞch H2SO4 20% (d = 1,14 g/ml) th× thu ®­îc 10,752 lÝt H2 (ë ®ktc).
a) TÝnh hiÖu suÊt cña ph¶n øng nhiÖt nh«m.
b) TÝnh thÓ tÝch tèi thiÓu dung dÞch H2SO4 20% ®• dïng.
Đáp số: 1. Fe3O4
2. a. H% = 80%
b.

 


 

> Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

thpt loc hiep
Họ tên: Admin
Nghề nghiệp: Giáo Viên
Sinh nhật: : 2 Tháng 10 - 1988
Nơi ở: lộc hiệp-lộc ninh-bình phước
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
Trên con đường thành công không có dấu chân cuả kẻ lười biếng.......Link www.thptlochiep.tk

Sơ kết học kì 1

Trao đổi thông tin

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30


Date and time



(♥ Góc Thơ ♥)

Truyện cười

Tra cứu điểm thi

:chuoi: Da co nhieu truong dai hoc cao dang cong bo diem thi  cac ban co the tra cuu diem thi TAI DAY.:chuoi:điểm thi đây bà con



Điểm thi đh-cđ 2012
<script language="javascript" src= "http://timdiemthi.com/boxes/makecombo.js" type="text/javascript"> <script language="javascript" src= "http://docuongbg.zxq.net/DIEMTHI/DTdaihoc.js" type= "text/javascript">

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com