hồ tĩnh tâm

 
*

"Cám ơn giấc mơ"-Hồ Xuân Hải An

 

alt

Gia đình tôi có sáu chị em, tôi là con thứ, sau chị cả, nên tôi có rất nhiều cháu trai cháu gái, đứa nào cũng đáng yêu, vì đứa nào cũng có cá tính riêng của chúng, trong đó, Hồ Xuân Hải An là đứa cháu có tính cách rất giống với tôi. Cháu tốt nghiệp đại học chuyên ngành công nghệ thông tin ở Anh, nhưng lại rất thích đọc sách, đánh  đàn và thổi kèn, lại còn viết cả tiểu thuyết nữa. Học xong bậc trung học cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh, cháu sang Anh, học tiếp lên bậc trung học phổ thông, tại thành phố Plymouth. Sau đó học Cao đẳng Công nghệ thông tin, rồi học tiếp lên đại học cùng ngành. Về nước, cháu làm việc cho một công ty chuyên về công nghệ thông tin, tại thành phố Hồ Chí Minh, nhưng tôi không nhớ tên công ty này, do tôi không quen nhớ tên nước ngoài.

Hiện nay cháu tôi vẫn sống độc thân, không hề biết tới bia rượu, nước trà, cà phê; thậm chí, tới xe đạp, xe máy cháu cũng không biết chạy. Tôi hỏi, tới giờ này mà cháu chưa có bạn gái, thì bao giờ mới có vợ. Cháu cười. “Con cũng không biết nữa”. Tôi lại hỏi, cháu không tập chạy xe máy, sau này có bồ làm sao chở đi chơi. Cháu lại cười. “Chừng đó con mua ô tô. Lo gì!”.


 

alt

 

Cám ơn Giấc mơ!

bởi Harry Ho vào ngày 05 tháng 1 2011 lúc 3:24 chiều

Vừa có 1 giấc mơ

Ban đầu giấc mơ rất lộn xộn, sau đó mình thấy mình trở thành một hậu cần trên sân khấu.

Suốt giấc mơ mình có thể cảm giác được mình rất vui vẻ. Cười mãn nguyện với những khoảnh khắc mờ ảo nhưng hoàn tráng, mà chỉ có giấc mơ mới có thể mang lại...

Sau đó, mình thấy Ba! Vẫn là Ba trong bộ đồ đơn giản thường ngày và nụ cười đặc trưng ấm áp của một người đã làm cha! Tên Ba mình được vang lên để lên nhận một giải gì đó. Đứng nhìn Ba, Mẹ và Em trai tươi cười cùng bước lên sân khấu, mình cảm thấy một sự hạnh phúc không thể nào tả được... Một  mình đứng cười sau cánh gà sân khấu, mình lại Cười, Cười với niềm hạnh phúc tột cùng, khi nhìn những người mình yêu quý nhất trong gia đình, cho đến khi...Mẹ và Em trai quay lại vẫy mình... Lúc đó,mình bật Khóc! Khóc vì hạnh phúc, sự hạnh phúc đến giới hạn, và sau tiếng cười sẽ là tiếng khóc... Lần đầu tiên mình trải qua cảm giác bật khóc trong hạnh phúc. Tỉnh dậy, cảm xúc vẫn còn, và còn cả những giọt nước mắt ướt nóng... Đã lâu lắm rồi với những giọt nước mắt, một lần nữa lại lăn dài trên mặt.

Có thể do từ lúc bước vào sân bay đến giờ mình chưa được gặp lại Ba, có thì cũng là những dòng chữ vô cảm trên yahoo. Mẹ và Em trai thì cũng chỉ một lần qua màn hình mờ tối khi chat skype. Ngay cả tấm hình chụp cả nhà duy nhất cũng bị mất do mất ví. Có lẽ nhờ vậy mà mình mới có được giấc mơ này. Dù biết là mơ, nhưng mình thực sự cảm thấy hạnh phúc với điều mà giấc mơ đã đem lại cho mình, và nhận ra, điều hạnh phúc nhất trong cuộc sống chính là Gia Đình!

Con nhớ Ba, nhớ Mẹ, nhớ Em Ben!!!!

Con trai.

Bắc Kinh, ngày 5 tháng 1 năm 2011, trời rét. 

 


alt

 

cha con cháu Hồ Xuân Hải An

 

alt

 

hai cháu Hồ Xuân Hải An và Hồ Xuân Danh Ngọc

 

alt

 

cháu Hồ Xuân Khánh Duy- tức em Ben mà Hải An có nhắc trong thư gởi cho ba mẹ

 

 

(hình ảnh tư liệu gia đình HTT)

 

alt

 

alt

 

BẾN NHÀ RỒNG- Ảnh & Slideshow của Hồ Xuân Hải

 

Cháu Hải An sang Anh học từ khi còn là học sinh mới hết THCS, nên cha mẹ phải thuê người đứng ra nhận lãnh vai trò bảo mẫu, cho đến khi tốt nghệp THPT. Đó là hai ông bà già đã nghỉ hưu. Cháu hàng ngày đi học, khi về nhà thì sống lặng lẽ trên gác. Đến bữa cơm, lúc có tiếng chuông báo thì cháu xuống ăn, sau đó lại leo lên gác. Năm đầu tiên, cháu chỉ có duy nhất một người bạn, đó là cái kèn melodia đem từ Việt Nam sang. Sau đó cháu mới có thêm một cây đàn organt và một cây ghitar. Tính cháu sống khép kín, nên ít giao lưu bên ngoài.  Thời gian rảnh, cháu dùng để viết, và hoàn thành bộ tiểu thuyết “Đông Phương Ám Thiên”. Khi học lên cao đẳng và đại học, cháu chuyên sống bằng mì tôm, thức ăn nhanh. Và… mỗi năm chỉ cắt tóc một lần, khi được ba mẹ mua vé máy bay cho về nhà ăn Tết với gia đình và ông bà nội. Bởi theo cháu nói, mỗi lần cắt tóc ở Plymouth, phải tốn tới 20 bảng Anh.
 
alt
 
hai cháu trai của Dzu
 
alt
 
Hải An rất ít nói, đi tới đâu cũng chỉ lăng lẽ kiếm một góc nào đó nằm đọc sách
 
alt
 
tính cách này rất giống với bác Dzu hồi nhỏ
 
alt
 
Hải An cao 1m81, nhưng xem ra sắp bị em Ben qua mặt
 
alt
 
em Ben của Hải An tên là Hồ Xuân Khánh Duy, giống anh An ở chỗ, chỉ thích học và nuôi hamster, chứ chẳng mê gì cả- đặc biệt là chúa ghét đi chơi la cà ngoài phố

Tôi muốn khoe một chút rằng, các cháu tôi đều học giỏi, đặc biệt là cháu Hải An. Khi cháu học THPT ở thành phố Plymouth, cứ mỗi học kì, nhà trường đều gởi phiếu liên lạc về gia đình, ghi rõ các môn học của cháu đều đạt loại giỏi, nhất là môn toán. Để đạt được thành tích ấy, cháu tôi tiếng là qua Anh, nhưng chỉ vùi đầu vào việc học, chứ chẳng hay đi du lịch đây đó như bạn bè, ngoại trừ những lần được nhà trường tổ chức đi ngoại khoá. Ăn uống thì hai ông bà già nuôi cháu, cho cháu ăn gì cháu ăn nấy, rất ít khi biết tới quà vặt ngoài phố. Bởi vậy Tết nào cháu về nước, cũng ốm nhom ốm nhách, tóc thì dài tới vai. Tôi nhớ có lần tôi chat hỏi cháu. Bên ấy bây giờ chắc lạnh lắm phải không. Cháu trả lời. “Không biết nữa, nhưng lúc nào ra đường, cũng như chui vào tủ lạnh”. Tôi lại hỏi. “Thế cháu mập ra hay ốm đi. Cháu trả lời. “Không biết nữa, nhưng quần áo đem sang, mặc mỗi ngày mỗi lõng ra”.
 
alt
 
cháu Hồ Xuân Danh Ngọc- ở nhà Dzu hay gọi là cu Bi
 
alt
 
khác với anh An, cu Bi rất hiếu động và quãng giao rộng với bạn bè
 
alt
 
chú em Hồ Xuân Hoà
 
alt
 
cháu Hồ Xuân Mai Hương(áo đen) và cháu Hồ Xuân Thu Thảo
 
alt
 
mê Lý Tiểu Long nên cu Bi từng sang học ở Trung Quốc- nay vẫn hay sang TQ làm "phiên dịch" bất đắc dĩ cho người nhà

Hai cháu Hồ Xuân Hải An và Hồ Xuân Danh Ngọc, đều mê Harry Portter như điếu đổ, ngay từ những năm học THCS, nhưng các cháu không đọc bản dịch, mà chỉ đọc nguyên tác từ tiếng Anh. Bởi vậy, giọng văn trong tiểu thuyết “Đông Phương Ám Thiên” của Hải An, rất giống với giọng văn Rowling. Sau này, khi làm luận án tốt nghiệp đại học, Hải An quyết định làm games về lịch sử Việt Nam, tôi thấy cũng ảnh hưởng rất nhiều phong cách của film Harry Portter. Tôi nghĩ điều đó cũng phải, vì thế hệ của các cháu là thế hệ toàn cầu hoá. Tuy nhiên tôi vẫn mừng, là cháu tôi đã biết chọn đề tài lịch sử tổ quốc, để làm luận án tốt nghiệp. Tôi càng mừng hơn, là cháu Hải An của tôi chẳng đua đòi gì ngoài đời cả. Với cháu, hết giờ làm việc thì về nhà, xem  thời sự trên tivi, đọc sách báo, và làm thêm công việc trên vi tính. Thỉnh thoảng vào chủ nhật, cháu vẫn tranh thủ về thăm ông bà, ăn với ông bà một bữa cơm. Mỗi lần đi công tác nước ngoài, bao giờ cháu cũng có một món quà nhỏ cho ông bà. Nhắc tới chuyện vợ con, bố cháu cười khì khì. “Nó phải trả hết nợ đi học nước ngoài, rồi muốn cưới vợ thì cưới. Tự bỏ tiền ra mà cưới. Bố mẹ già rồi. Nó học ở Châu Âu, cứ theo cách sòng phẳng của tụi Ăng Lê Xắc Sông mà Sống!”.
 
alt
 
chú Hồ Xuân Hải
 
alt
 
chú Hồ Xuân Hoà
 
alt
 
Hồ Xuân Hải An
 
alt
 
Hồ Xuân Danh Ngọc
 
alt
 
Hồ Xuân Thu Thảo

Mẹ tôi không nói ra, nhưng tôi biết, mẹ rất quý thằng cháu đích tôn của bà, bởi lẽ, em trai kế tôi, cũng hai cô con gái như tôi, đến ba chú em tiếp theo mới có con trai, và Hải An là đứa cháu trai đầu tiên. Tôi nhớ hồi cháu còn nhỏ, mỗi lần cháu về 49 Đồng Khởi thăm ông bà, là ông bà sợ chết khiếp. Vì lúc đó, hễ cháu gặp cu Bi, là hai đứa lập tức bày trò múa kiếm, đánh võ. Chúng đánh nhau thật sự. Thượng cẳng tay. Hạ cẳng chân. Bầm tím cả mắt. Sưng vêu cả mồm. Chỉ là chúng bày trò chơi với nhau, nên đau cỡ nào cũng không dám khóc. Khổ nỗi, hai chú nhóc, mỗi lần tung người bay lên, vung tay ra đòn kiếm nhựa, thế nào cũng làm bể mấy cái bình hoa bằng gốm, mà ba tôi rất quý. Ông cụ la không được, vẫn dùng roi đét vào đít, dù nổi hằn đỏ lòm, chúng cũng cứ chứng nào tật nấy, hễ gặp nhau là nổi máu thượng võ;  lai còn lý sự, cháu của ông nội, không giống ông nội thì giống ai. Thế nhưng đến lúc học lên cấp hai, tự nhiên cả hai đứa trầm tính hẳn đi, chỉ mê đọc sách, không còn nghịch ngợm nữa. Tôi để ý thấy, cả cu Bin, cu Ben, là hai đứa cháu trai của tôi cũng vậy. Khi còn học tiểu học, mỗi lần gặp nhau là chúng bày trò luyện chưởng, tỉ thí võ nghệ với nhau tới toé máu mồm, nhưng học lên bậc THCS, dường như chúng không còn biết tới đánh nhau là gì. Đứa nào đứa nấy, cả ngày nín thinh như hột lúa. Chúng ở trong nhà, mà không ai biết chúng đang ở trong nhà.
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt

Các cháu tôi, đứa nào khi lớn lên cũng đều rất ít nói, và đều thích sống lặng lẽ trong thế giới tư duy của chúng. Tôi để ý thấy chúng đều thích sống về đêm, trong sự yên tĩnh riêng tư của chúng. Hoặc là chúng học bài. Hoặc là chúng lên mạng lùng sục. Mỗi đứa một cái máy, chẳng đứa nào làm phiền đứa nào, vì chúng sử dụng wifi. Cần nói chuyện với nhau, chúng cũng chỉ nói trên mạng. Mỗi lần tôi lên thăm hai cụ thân, buổi sáng chỉ có tôi và hai cụ ngồi ăn sáng, còn các cháu, nếu đêm trước có đến chơi, chúng cũng không bao giờ xuống ăn cùng. Mẹ nói. “Kệ chúng nó! Cháu mày chúng nó thức cả đêm, phải ngoài chín giờ mới dậy. Mạnh đứa nào đó làm đồ tự ăn theo ý muốn. Còn không thì chúng uống sữa, đến trưa mới xuống ăn cơm chung với cả nhà”. Ngay như cu Ben, năm nay mới lên lớp mười, nhưng từ mấy năm trước, cháu đã biết tự ốp la trứng, tự áp chảo thịt bò, tự chiên khoai tây, tự rán cá… Cháu nói. “Bà  nội nấu ăn ngon, nhưng không trúng ý con, để con tự nấu cho rồi!”. Tôi thấy điều này cũng hay, vì giúp các cháu tôi biết tự lực. Như Hải An, mấy năm học cao đẳng và đại học ở Anh, cháu cũng tự đi chợ siêu thị, tự nấu lấy bữa ăn cho mình. Cháu nói, trong trường có căng tin, nhưng đắt lắm, cháu cứ chủ lực là bánh mì với mì tôm; hôm nào thèm rau tươi, thịt tươi, cá tươi, thì đi chợ mua về nấu lấy. Cháu cười với tôi. “Sinh viên mà không biết nấu ăn thì vứt!”. Ấy thế mà cháu tôi, đến cả đi xe đạp cũng không biết đấy. Vui thật!
 
alt
 
Những ngày tôi nằm viện, Hải An vẫn hay cùng bố mẹ vào thăm tôi, nhưng thường cháu chỉ nói một câu "chào bác", rồi cháu tìm một chỗ ngồi lặng lẽ đọc báo
 
alt
 
Mẹ cháu nhắc. "Sao con không nói chuyện với bác!". Cháu thật thà nói. "Con biết chuyện gì mà nói". "Nói chuyện học tập chẳng hạn". Cháu lên tiếng. "Chuyện học thì chỉ lo mà học, chứ có gì mà nói". Cháu tôi thật thà thế đấy. Thằng này mà cưới vợ, nhất định bị vợ ăn hiếp ngay từ ngày đầu tiên. Cái khoản lơ sơ vơ này, chắc cháu giống bố cháu.
 
alt
 
Vì phòng nằm dưỡng bệnh không có wifi, nên bố cháu mỗi ngày đều đem mấy tờ báo trong ngày đến cho ông anh. Cũng may là sau hai tuần thì Dzu kiếm được cái 3G.
 
alt
 
chú Hải thường mua cho Dzu mấy tờ báo ngày như: tuổi trẻ, thanh niên, phụ nữ, công an thành phố Hồ Chí Minh, và tuần tin tức Việt Nam
 
alt
 
Thường bố cháu đến vào lúc sáu giờ sáng, đi mua nước sôi, súc bình và chăm trà cho Dzu. Hôm nào bố cháu phải trực đêm, thì mẹ cháu sau khi đưa con gái đi học, sẽ đem báo đến cho Dzu.

 
Hồi học lớp năm, có lần Hải An bị cảm nặng, phải nằm viện mấy ngày, ngày nào cũng được ông bà, cô bác, chú thím đến thăm. Về nhà, cu cậu viết vào cuốn tập thế này. “Đứa nào sợ đi viện chứ tớ thì không! Đi viện được nhiều người đến thăm. Được cho nhiều quà. Được cho nhiều tiền, tha hồ mua sách. Tớ ước gì lâu lâu bị cảm để được đi viện, nhưng chỉ thứ bảy và chủ nhật thôi. Nghỉ học buồn chết đi được!”. Lúc đó mẹ cháu nói. “Hay là bác Tâm dạy cho cháu viết văn, để cháu theo nghề bác”. Tôi trả lời, học viết văn để làm gì, với lại, ai mà dạy viết văn cho được; như cái trường Nguyễn Du ngoài Hà Nội, ai lại gọi là trường viết văn Nguyễn Du bao giờ, nếu trường ấy mà đào tạo ra được nhà văn, thì chẳng lẽ mỗi năm, nước ta sản xuất ra cả vài trăm nhà văn à, có mà loạn. Cũng may là cháu tôi thi đậu vào học công nghệ thông tin. Còn sau này cháu có thành nhà văn được hay không, thì đó là chuyện của ông giời. Như con gái tôi, lúc nhỏ cũng đi học nhạc, học vẽ, học đánh đàn, cũng viết bài được đăng báo, nhưng may là cháu lại theo ngành xây dựng, chứ không thì nhà tôi lại thêm một người dở hơi, hay là thêm một gả khờ, như nhạc sĩ Vù Hoàng viết, “có một gả khờ ngọng nghịu đứng làm thơ”.
 
alt
 
Dzu và mẹ cháu Hải An
 
alt
 
các cháu tôi mà nói chuyện điện thoại, thì tôi ngồi ngay bên cạnh, cũng chẳng nghe được điều gì
 
alt
 
cháu Đoàn Thu Lệ Hoa là con gái của chị cả tôi- cứ một hai hôm, cháu lại vào thăm cậu Tâm một lần
 
alt
 
thím Bích Thạch và cháu gái
 
alt
 
chị cả Hồ Lệ Dzung- người thường thay hoa mới cho Dzu

Có lẽ cháu Hồ Xuân Hải An của tôi "ước" được đi viện cũng đúng, vì bản thân tôi, "nhờ" đi mổ thoát vị năm đĩa đệm cột sống, mà ngày nào cũng có bà con, bạn bè đến thăm, được mọi người săn sóc, và... được ăn toàn món ngon.
 
alt
 
mỗi lần chị cả đến thăm là mỗi lần lủ khủ đồ ăn thức uống, sách báo và hoa tươi
 
alt
 
ngăn tủ trong phòng bệnh của Dzu đủ thứ đồ ăn thức uống, đường sữa, kẹo bánh và trái cây
 
alt
 
đây là suất ăn sáng của bệnh viện
 
alt
 
con gái đem vào cho Dzu cả đống tạp chí, nhưng phải sau hai tuần cháu mới cho Dzu sử dụng máy ảnh và laptop
 
alt
 
chế độ ăn của bệnh viện Thống Nhất thay đổi mỗi ngày
 
alt
 
điều dưỡng viên chăm sóc bệnh nhân rất tốt
 
alt
 
đúng như cháu Hải An nói, nếu Dzu mà nằm viện thêm một tháng nữa, thì chắc chắn sẽ phát phì, vì chỉ toàn ăn với ngủ
 
alt
 
nằm viện mà Dzu vẫn được ăn theo ý thích- bánh bột lọc Quảng Trị


 

 Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

tinhtam
Họ tên: Hồ Xuân Tâm
Nghề nghiệp: nhà văn
Sinh nhật: : 11 Tháng 11 - 1952
Nơi ở: thị xã Vĩnh Long
Yahoo: hotinhtam52  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
xin gởi con Người tình yêu bỏng cháy của tôi

Bạn bè
thanhquoc
thanhquoc
baomuahe
baomuahe
Nguyễn Ý Lan-SKHCN
Nguyễn Ý Lan-SKHCN
le_phi47
le_phi47
[email protected]
hoang_lan_20042002@hopthu.com
Hoa Bách Hợp
Hoa Bách Hợp
anh dại khờ
anh dại khờ
_.MTk_
_.MTk_
Link17493
Link17493
meocon_1990
meocon_1990
Xem tất cả

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31




(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Tin nhanh

thời tiết, tin nhanh, vàng, tỉ giá
thời tiết, tin nhanh, vàng, tỉ giá

Thời tiết

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com