Nhật ký bệnh viện

74 Trang « < 66 67 68 69 70 > » 

 
Táo bón thật chẳng dễ chịu chút nào, và bài viết dưới đây sẽ mách mẹ một số mẹo cực hay giúp phòng và trị chứng táo bón khi mang thai.
 
 
Táo bón là một trong những vấn đề mẹ bầu gặp phải trong suốt quá trình mang thai. Táo bón không những gây khó chịu, giảm cảm giác ăn ngon mà còn gây hại với sức khỏe mẹ bầu.
 
Nguyên nhân bà bầu bị táo bón
 
Táo bón là hiện tượng thường gặp ở mẹ bầu do nhiều lý do khác nhau. Biết được nguyên nhân gây táo bón sẽ giúp mẹ bầu tìm cách xử lý táo bón nhanh và hiệu quả hơn.
 
 
Xem tiếp »

 
Táo bón do uống thuốc bổ sung sắt
 
Thuốc bổ sung sắt và axit folic là hai loại thuốc phổ biến và hay được kê đơn cho các bà mẹ mang thai. Bổ sung sắt qua đường thuốc thay vì thực phẩm tự nhiên khiến cơ thể khó hấp thu sắt. Phần lớn sắt khó có thể đi vào máu, mà lưu lại ở đường ruột. Nếu mẹ bầu bị táo bón nặng, nên ngừng uống sắt. Thay vào đó điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng để tránh bị thiếu sắt.
 
 
Một số mẹo nhỏ tránh táo bón thai kỳ
 
- Uống một cốc nước ấm vào buổi sáng khi chưa sáng, vắt thêm...


Xem tiếp »

 
Mát-xa đáy chậu trong giai đoạn cuối thai kỳ giúp tăng khả năng đàn hồi của các cơ và giảm nguy cơ bị rách âm đạo khi chuyển dạ.
 
Đáy chậu là khu vực nằm giữa cửa âm đạo và hậu môn. Một số mẹ bầu thường áp dụng các bài mát-xa đáy chậu để giảm thiểu các biến chứng xảy ra khi vượt cạn. Các bài mát-xa này chỉ được phép thực hiện sau tuần 34 của thai kỳ.
 
 
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng các bài mát-xa đáy chậu làm giảm nguy cơ bị rách âm đạo khi sinh đối với các bà mẹ sinh con lần đầu. Các bài mát-xa này còn phát huy tối đa tác dụng đối...


Xem tiếp »

 
Bi kịch xảy ra với một em bé ở Ai Cập khi chào đời chỉ có một mắt giữa trán.
 
Một em bé vừa chào đời tại một bệnh viện tư nhân ở thị trấn phía đông bắc của El Senbellawein, Ai Cập với dị tật chỉ có duy nhất một mắt ở chính giữa trán, một miệng và không có mũi đang gây xôn xao dư luận. 
 
 
Các bác sĩ tin rằng nhiều khả năng cậu bé sơ sinh này đang bị cyclopia - một tình trạng bệnh lý khác thường được đặt theo tên gã khổng lồ một mắt trong thần thoại Hy Lạp.
 
 
Bi kịch xảy ra với một em bé ở Ai Cập khi chào đời chỉ có một...


Xem tiếp »

 
Thừa cân
 
Trước và trong khi mang thai, vấn đề dinh dưỡng và ăn uống của mẹ bầu luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu. Mẹ cần phải ăn nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả bản thân cũng như sự phát triển nhanh chóng của thai nhi trong bụng mẹ. Tuy nhiên, nếu mẹ ăn uống thiếu khoa học ví dụ như ăn quá nhiều đồ ngọt, giờ giấc ăn uống không hợp lý hay ít vận động khiến cơ thể tích lũy thừa calo thì sẽ làm tăng lên nguy cơ gặp phải chứng tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ vô cùng nguy hiểm. Hai biến chứng này đều là những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới sảy thai và sinh non trong thai kỳ.
Xem tiếp »

 
Hút thuốc, sử dụng nhiều cafein, thừa cân hay stress đều là những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới nguy cơ sinh non ở bà bầu.
 
 
Có khá nhiều nhân tố khách quan dẫn đến khả năng sinh non và sảy thai trong thai kỳ như: tuổi của thai phụ, các vấn đề do cổ tử cung hay nhiễm trùng… Thông thường trong nhiều trường hợp, mẹ sẽ khó có thể kiểm soát và ngăn chặn được sự việc đáng buồn này xảy ra. Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là mẹ đành phải bó tay chịu đựng mất con, vẫn có những điều mẹ có thể can thiệp để làm giảm thiểu nguy cơ này. Hãy tham khảo 7 lưu ý dưới...


Xem tiếp »

 
Việc kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai là cực kỳ cần thiết và quan trọng. Chỉ vướng bận 1 trong 9 bệnh sau thôi, sự an toàn của bạn và bé con trong bụng sẽ bị đe dọa.
 
 
Nếu có ý định mang thai nhưng mắc bệnh tim, bạn cần sự giám sát y tế chặt chẽ từ bác sĩ
 
1. Thiếu máu do thiếu sắt
 
Thiếu máu trước khi mang thai nếu không trị dứt điểm sẽ rất dễ tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ. Theo đó, sự hấp thụ dưỡng chất cho bé con trong bụng không như tiêu chuẩn dẫn đến thai chậm phát triển, nguy cơ sinh...


Xem tiếp »

 
Bệnh về gan
 
Viêm gan B hoặc viêm gan siêu vi có thể di truyền từ mẹ sang con. Hơn nữa nếu bầu mắc bệnh gan, tình trạng huyết áp thai kỳ có thể chuyển biến xấu khi chức năng gan trở nên bất thường khi cơ thể thay đổi khi mang thai. Bạn cần sự giám sát và theo dõi y tế chặt chẽ từ các y bác sĩ để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.
 
 
Bệnh thận
 
Cao huyết áp sớm trong thai kỳ là một trong những rủi ro mẹ bầu phải đối mặt nếu mắc bệnh về thận trong thai kỳ. Tình trạng này hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây sảy thai,...


Xem tiếp »

 
Ngay sau khi sinh, bạn sẽ được theo dõi trong ít nhất 1 giờ. Nếu trong ca sinh có sử dụng một biện pháp gây tê, gây mê thì mẹ cần sự theo dõi lâu hơn. Việc theo dõi ở bệnh viện sẽ giúp bạn giảm đau đớn, tránh nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu.
 
 
Thông thường, trong vòng 24 giờ sau khi sinh, nhịp tim của mẹ (vốn đã tăng lên trong suốt thai kỳ) bắt đầu giảm trở lại, trong khi thân nhiệt tăng lên một chút ít. Sự hồi phục sẽ diễn ra nhanh hơn sau 24 giờ đầu tiên này. Mọi thứ sẽ trở lại bình thường sau vài ngày.
 
Tránh chảy máu
 
Thông thường, khoảng nửa giờ...


Xem tiếp »

 
Ăn uống và tập luyện
 
Một bà mẹ mới có thể ăn ngay khi cảm thấy đói. Đồng thời, bạn nên đứng dậy và đi bộ càng sớm càng tốt. 
 
Các bài tập làm khỏe bụng có thể được bắt đầu sau 1 ngày nếu sinh thường và trễ hơn nếu sinh mổ. Tuy nhiên, hầu hết các bà mẹ đều cảm thấy mình không đủ sức để tiến hành việc tập luyện ngay sau khi sinh. Đặc biệt, các bà mẹ sinh mổ có thể phải đợi đến 6 tuần để phục hồi hoàn toàn. Nếu cảm thấy muốn luyện tập ngay, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
 
Xem tiếp »

74 Trang « < 66 67 68 69 70 > »  
Thông tin cá nhân

bvthucuc
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31




(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
Blog chưa có danh mục nào.

Tìm kiếm:
     

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2025   VnVista.com