trongan's Blog

 

Thế nào là biện pháp bảo đảm nghĩa vụ?

Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được coi như là một chế định của luật dân sự Việt Nam hiện hành và chế định này đã được ghi nhận rất sớm trong các bộ luật dân sự trước đây ở các nước trên thế giới. Như vậy, bạn đã biết về chế định biện pháp bảo đảm nghĩa vụ này hay chưa? Cùng tìm hiểu với chúng tôi về chế định này dưới bài viết sau đây nhé!

Xem thêm: https://everest.org.vn

Tổng quan về biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự

Theo Điều 292 BLDS năm 2015 quy định có 09 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, cụ thể sẽ được nêu chi tiết dưới đây:

Cầm cố tài sản

Việc cầm cố là việc bên có nghĩa vụ giao tài sản cho bên có quyền giữ với mục đích rằng muốn đảm bảo cho việc thực hiện các nghĩa vụ cần thiết sau này. Tài sản cầm cố buộc phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên có nghĩa vụ trong quan hệ. Khi thực hiện chuyển giao các tài sản cầm cố buộc bên có nghĩa vụ phải tiến hành chuyển giao tài sản kèm với giấy tờ quyền sở hữu tài sản (trường hợp nếu có).

Thế chấp tài sản

Thế chấp tài sản là việc một bên có quyền – hay còn gọi là bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia – hay còn gọi là bên nhận thế chấp. Khác với cầm cố tài sản thì trong thế chấp tài sản sẽ không cần chuyển giao cho bên nhận thế chấp, mà vẫn do bên thế chấp nắm giữ.

Đặt cọc

Đối với biện pháp bảo đảm đặt cọc sẽ là việc một bên - bên đặt cọc sẽ bàn giao cho bên kia - bên nhận đặt cọc bao gồm một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác hay còn gọi là tài sản đặt cọc tuy nhiên sẽ chỉ trong một thời hạn để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện đúng với hợp đồng.

Tuy nhiên, đối với biện pháp bảo đảm đặt cọc chỉ được áp dụng với đối tượng là động sản là tiền hoặc vật có giá trị được quy định trong Điều 105 BLDS 2015, dựa vào đó mà bên có quyền sẽ nắm giữ tài sản đặt cọc. Các bên xác lập biện pháp đặt cọc nhằm đảm bảo cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Ký cược

Ký cược cũng là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ phổ biến. Ký cược là một biện pháp bảo đảm mà việc bên thuê tài sản là động sản sẽ được chuyển giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác – còn gọi là tài sản ký cược trong một thời hạn, thời gian để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê. Chính vì thế mà ký cược sẽ hình thành từ hợp đồng cho thuê tài sản có đối tượng chính là động sản. Và từ đây ký cược sẽ được coi như là một hình thức đảm bảo bên thuê sẽ phải bắt buộc trả lại tài sản sau khi hết thời hạn đã thuê. Khi hết thời hạn, hiệu lực quy định như trong ký cược trước đó, bên ký cược có thể được nhận lại tài sản ký cược khi đã trả đủ tài sản thuê và sẽ phải thanh toán tiền thuê đầy đủ cho bên có quyền.

Xem thêm: luật sư tư vấn đất đai

Ký quỹ

Ký quỹ cũng là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ tương đối giống với ký cược tuy nhiên chúng là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá... các loại tài sản vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ. Theo đó, tùy thuộc vào từng loại hợp đồng mà hai bên trong quan hệ phải mở một tài khoản tại ngân hàng, nhưng chúng sẽ không được sử dụng tài khoản đó khi hợp đồng chưa chấm dứt hợp đồng. Trong trường hợp nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo nghĩa vụ quy định thì ngân hàng nơi ký quỹ sẽ phải sử dụng tài sản đó để thanh toán cho bên có quyền – bên nhận ký quỹ. 

Bảo lưu quyền sở hữu

Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện và tiến hành đúng và đầy đủ. Trong hợp đồng mua bán thì các bên có thể thỏa thỏa thuận, đồng nhất về việc mua chậm hay việc trả dần. Để đảm bảo quyền đòi tiền trả chậm, bên bán có thể thỏa thuận với bên mua xác lập biện pháp bảo lưu quyền sở hữu và đăng ký tại các  cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Bảo lãnh

Bảo lãnh là việc người thứ ba – bên bảo lãnh cam kết với bên có quyền – bên được nhận bảo lãnh sẽ tiến hành hay thực hiện các nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, nếu khi đến thời hạn để thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng và đầy đủ nghĩa vụ.

Tín chấp

Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

Cấm giữ tài sản

Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền – bên cầm giữ đang và đã nắm giữ hợp pháp tài sản và loại tài sản này là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, đầy đủ nghĩa vụ.

Xem thêm: tư vấn luật lao động



 

 Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

trongan1012
Họ tên: trọng an
Nghề nghiệp: lawer
Sinh nhật: : 3 Tháng 3 - 1982
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn

Bạn bè

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30



(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Tin nhanh

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
Blog chưa có danh mục nào.

Tìm kiếm:
     

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com