trongan's Blog

 

Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm

Tranh chấp tài sản là một trong những vụ việc dân sự phổ biến từ trước đến nay. Mỗi khi gặp các tình huống tranh chấp tài sản thì vấn đề được đặt ra xử lý tài sản bảo đảm thế nào vừa hợp tình, vừa hợp lý, tuân thủ quy định pháp luật. Cùng tìm hiểu nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật hiện hành

Khái niệm về xử lý tài sản bảo đảm

Các biện pháp bảo đảm đều có mục đích là bảo đảm thực hiện nghĩa vụ để đáp ứng quyền của bên nhận bảo đảm.

Khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi đến hạn thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm.

Pháp luật về giao dịch bảo đảm đã có quy định về nhiều phương thức khác nhau và cho phép bên nhận bảo đảm có quyền lựa chọn một trong các phương thức đó để xử lý tài sản như: Tự nhận tài sản bảo đảm để khấu trừ nghĩa vụ; tự bán tài sản bảo đảm cho người thứ ba; yêu cầu bán đấu giá tài sản. Vì vậy, một cách chung nhất, có thể đưa ra khái niệm về xử lý tài sản bảo đảm như sau:

Xử lý tài sản bảo đảm là việc bên bên nhận bảo đảm thực hiện một trong các phương thức xử lý tài sản bảo đảm mà Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác về giao dịch đã quy định nhằm ứng quyền lợi của mình trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm.

Xem thêm: Công ty luật TNHH Everest

Các nguyên tắc cơ bản

Đảm bảo công khai, minh bạch

Nguyên tắc này đòi hỏi bên xử lý tài sản bảo đảm trước khi xử lý tài sản; phải thực hiện đầy đủ các thủ tục một cách công khai. Trong trường hợp bên bảo đảm dùng nhiều tài sản khác nhau để đảm bảo nghĩa vụ; thì khi xử lý tài sản bảo đảm; bên nhận bảo đảm chỉ được xử lý số tài sản cần thiết tương ứng với giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm; nếu xử lý quá số tài sản cần thiết và gây ra thiệt hại cho bên bảo đảm thì phải bồi thường thiệt hại.

Dựa trên sự thỏa thuận của các bên

Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ; thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm. (thỏa thuận này có thể được xác định trong hợp đồng bảo đảm; có thể do hai bên thỏa thuận trước khi xử lý tài sản); nếu không có thoả thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ; thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thỏa thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm; nếu không có thỏa thuận hoặc không thoả thuận được thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

Đảm bảo quyền lợi của các bên

Để bảo đảm quyền và lợi ích của các bên; chỉ thực hiện xử lý tài sản bảo đảm khi có căn cứ mà pháp luật quy định. Ngoài ra; tiến hành định giá tài sản theo quy định tại Điều 306 Bộ luật dân sự 2015;

Nội dung khác: tư vấn luật hình sự

Cách thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định

Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản

Bên nhận bảo đảm được quyền bán tài sản bảo đảm; nếu trong hợp đồng bảo đảm đã thoả thuận về phương thức này. Theo đó; bên nhận bảo đảm có quyền tự bán tài sản bảo đảm cho một người thứ ba bất kỳ mà không cần có sự đồng ý của bên bảo đảm. Tiền thu được trong việc tự bán tài sản được dùng để khấu trừ phần nghĩa vụ bị vi phạm.

Khi xử lý tài sản theo phương thức này; bên nhận bảo đảm ký kết với người thứ ba một hợp đồng mua bán tài sản hoặc hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong đó; bên nhận bảo đảm là bên bán (bên chuyển nhượng); người thứ ba là bên mua (bên nhận chuyển nhượng). Nếu hợp đồng phải thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu (quyền sử dụng); thì hợp đồng bảo đảm được ký kết giữa bên nhận bảo đảm với bên bảo đảm là cơ sở để thực hiện việc đăng ký quyền cho bên mua.

Bán đấu giá tài sản bảo đảm

Phương thức bán tài sản này chủ yếu là bán đấu giá tài sản bảo đảm. Đối với các giao dịch bảo đảm có quy định về việc xử lý tài sản bằng phương thức bán đấu giá; thì bắt buộc phải được bán đấu giá thông qua các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp và theo trình tự; thủ tục được quy định của Luật đấu giá tài sản và pháp luật liên quan.

Người có tài sản bán đấu giá có quyền lựa chọn tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để tiến hành bán đấu giá tài sản bảo đảm.

Nhận tài sản bảo đảm để khấu trừ nghĩa vụ

Trong trường hợp các bên thỏa thuận về việc nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm thì việc nhận chính tài sản bảo đảm được thực hiện như sau:

Các bên có quyền tự thỏa thuận hoặc thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá tài sản; để có cơ sở xác định giá trị của tài sản bảo đảm.

Trong trường hợp giá trị của tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm; thì bên nhận bảo đảm phải thanh toán số tiền chênh lệch đó cho bên bảo đảm; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Bên nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ; phải xuất trình văn bản chứng minh quyền được xử lý tài sản bảo đảm và kết quả xử lý tài sản bảo đảm; cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi chuyển quyền sở hữu; quyền sử dụng tài sản bảo đảm.

Tìm hiểu thêm: hợp đồng vay tiền



 

 Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

trongan1012
Họ tên: trọng an
Nghề nghiệp: lawer
Sinh nhật: : 3 Tháng 3 - 1982
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn

Bạn bè

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30



(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Tin nhanh

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
Blog chưa có danh mục nào.

Tìm kiếm:
     

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com