† •*:•.·´¯))(¯`·.»--»(¯`·.»-- «--«.·´¯)(¯`·.»--»:" (¯`·.º-:¦:-»-(¯`v´¯)-»**Nhox~love¤tìm-trai¤l

Thông tin cá nhân

okutomagananime
Họ tên: Vũ Phi Phi
Nghề nghiệp: Đang giáo dục yêu
Sinh nhật: 9 Tháng 5 - 1991
Yahoo: thuymi97  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
nhoxcute

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Bạn bè
hong_ngoc123
hong_ngoc123
ngocquan
ngocquan
babymylovely_1310^^
babymylovely_1310^^
 
Xem tất cả




(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Tin nhanh

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Giá Vàng

Thời tiết

Tỷ giá

 

Không biết bao lần, mỗi khi đi công tác ở Hà Giang, tôi lại được nghe nhiều câu chuyện hết sức lạ lùng đầy bí ẩn xung quanh một cột đá được đẽo gọt cầu kỳ tới mức tinh xảo với chức năng duy nhất là tra tấn, giết người, để làm gương răn đe những kẻ khác.
Ở nơi cao nguyên ngút ngàn đá này, người dân ở đây đồn thổi và tin rằng, trai gái nếu đi qua chân cột đá đó sẽ không lấy được nhau, trâu bò chửa đi qua, tử khí cũ từ cả trăm năm bốc lên cũng trụy thai mà chết. Và, nhất là những cặp ngoại tình qua đây sẽ nhận một kết cục đáng buồn... Những lời đồn đại không biết thực hư ra sao nhưng cái cột vẫn sừng sững là minh chứng còn đầy bí ẩn cần được làm sáng tỏ...

Cột đá Đường Thượng – nỗi ám ảnh về một bạo chúa tàn ác...

Đêm cuối năm ở xã Đường Thượng, huyện Yên Minh (Hà Giang) trong cái lạnh se sắt toả ra từ những dãy núi đá, bên bếp lửa bập bùng, hơi rượu và ngọn lửa không thể xua tan đi được giá buốt nhưng câu chuyện về một thổ ty phong kiến người Mông tên là Sùng Chúa Đà khét tiếng tàn ác sử dụng cột đá để trừng trị những người vi phạm luật lệ do hắn đặt ra đã khiến cho tôi toát mồ hôi... mặc cái giá lạnh như nghìn mũi kim thuốn vào da thịt đang gầm gào bên ngoài.

Bắt đầu bằng những lời cha truyền con nối, bên bếp lửa như thế này của bà con người Đường Thượng, tôi đã được nghe câu chuyện kỳ bí về cái cột đá. Những người già như cây cổ thụ giữa đại ngàn đã trải qua 70 – 80 mùa nương rẫy ở xã vùng cao này vẫn kể vanh vách, thổ ty đã dùng cột đá để hành quyết những người vi phạm luật lệ do hắn đặt ra.

Tương truyền rằng khoảng giữa thế kỷ XVIII (cách đây hơn 200 năm), tại vùng đất do Sùng Chúa Đà cai quản rộng lớn lắm, rộng đến nỗi nếu một con chim có bay giỏi đến đâu cũng không thể bay hết được đất của nhà thổ ty. Để nắm giữ và cai quản vùng đất, thổ ty Sùng Chúa Đà thường xuyên sử dụng những cuộc tra tấn hành hình đến man rợ, bởi thế tiếng ác của ông ta đã lưu danh sử sách và trong trí nhớ của người Mông nơi đây suốt hơn hai trăm năm nơi miền rừng heo hút và đầy hoang lạnh này.

Quá khứ đã lùi xa, tất nhiên những người trực tiếp chứng kiến cảnh “đại hình” trên đã trở thành người thiên cổ. Không có một pho tư liệu sống nào để tìm hiểu rõ ngọn nguồn về cái cột đá có nhiều giá trị thẩm mỹ mà lại tàn ác một cách vô tiền khoáng hậu như cái cột đá ở Đường Thượng.

Người già nơi đây được nghe kể lại rằng: Cái cột đá giết người được dựng lên từ cuộc chém giết liên quan đến cô vợ bé ăn ở hai lòng. Thổ ty Sùng Chúa Đà đã dùng nó để nghiêm khắc xử tử đôi “gian phu *** phụ”. Cột đá được dựng lên nơi đỉnh núi với phần ngọn đá được loe ra như hai cái tai, ở giữa có hai lỗ.

Khi một người trưởng thành đứng áp mặt vào cột đá, thì hai nửa cột đá sẽ trùng khít với hai bờ vai người đó. Nếu đút hai cánh tay vào hai lỗ được khoét ở hai bên tai thì bao giờ cũng vừa... khít. Từ đó, cột đá là nơi thổ ty thường tổ chức những cuộc tra tấn trai gái (vi phạm quy định của hắn): tội nhân thọc tay vào hai lỗ đá khoét tròn trên cột đá, hai cặp tay bị trói chặt ôm vào thân cột đá.

Mặc cho những cơn gió lạnh run người hay những trưa hè nắng gắt, hai người cứ thế đứng ngày nọ qua ngày kia giữa trời, cho đến khi đàn quạ đen bay về kín trời. Họ thụ án như vậy, úp mặt vào nhau nhưng không bao giờ chạm được vào nhau, bởi ở giữa là cái cột đá lạnh ngắt, khổng lồ! Họ gần nhau đấy mà cũng rất xa nhau bởi họ không thể nói chuyện với nhau được nữa, vì thổ ty đã ra lệnh nhét giẻ hoặc lá vào mồm để họ khỏi la hét trước khi bị hành hình cho đến chết trên cột đá.

Sự tàn bạo của thổ ty Sùng Chúa Đà về hình phạt này đã khiến nhiều đôi trai gái không dám thể hiện tình yêu của mình ngay trong những phiên chợ tình nổi tiếng ở vùng Đường Thượng xưa. Nhiều người quá sợ hãi trước cảnh không còn một tấm vải che thân ôm cột đá cùng người tình của mình, rồi bị kiến vàng đốt suốt ngày và cả cái cảnh đàn quạ đói bu nhau vào rỉa thịt... Để rồi, sau những cuộc hành hình ấy, bà con vẫn bảo, oan hồn của những người bị cột đá thừa lệnh bạo chúa mà hành hình vẫn còn lẩn khuất quanh quẩn đâu đó bên cột đá.

Và những câu chuyện kỳ bí lạ lùng được người dân thêu rệt, họ tin rằng, trai gái yêu nhau qua đó không lấy được nhau. Trâu bò chửa đi qua, tử khí của hàng trăm năm trước bốc lên cũng đủ trụy thai mà chết. Người nặng vía, kể cả những người khoẻ mạnh, nếu đến gần cũng ốm thập tử nhất sinh, người cứ thế héo mòn mà không có một loại thuốc nào chữa trị được. Cứ thế, những câu chuyện truyền khẩu cứ ám ảnh người Mông nơi đây cho đến tận bây giờ.


Do căm ghét gã thổ ty Sùng Chúa Đà tàn bạo, bà con trong khu vực cũng rất căm thù cây cột đá nên đến giữa thế kỷ XX, những người Mông đã hò nhau dùng đủ mọi thứ xà beng, cuốc, xẻng, gậy gộc... đẩy đổ “biểu tượng” tàn ác của một tên bạo chúa hung dữ đã đem lại nhiều đau khổ cho mọi người Mông ở vùng đất này.

Đi tìm chứng nhân cho cột đá giết người

Cái cột đá ấy, vẫn cứ im lìm và dần sẽ bị phủ lên màu liêu trai, cổ tích, nếu như nó vẫn nằm vạ vật trên một nương ngô ở Đường Thượng. Bây giờ, giữa thị xã Hà Giang, bên cạnh con sông suốt ngày đêm gầm thét, cột đá được dựng lại uy nghi với lời thuyết minh được khắc vào tấm bia đá phía dưới: “Tương truyền rằng khoảng giữa thế kỷ XIII (cách đây hơn 200 năm), tại Đường Thượng, huyện Yên Minh, có một thổ ty phong kiến người Mông tên là Sùng Chúa Đà khét tiếng tàn ác, đã sử dụng cột đá này để trừng trị những người vi phạm luật lệ do hắn đặt ra”.

Trên đây là một số thông tin ít ỏi, được anh Âu Văn Hợp – Giám đốc bảo tàng Hà Giang, người đã không biết bao nhiêu lần trèo đèo vượt núi có mặt tại Đường Thượng, để tìm hiện vật cho bảo tàng cho biết. Anh Hợp suy nghĩ rằng, dù cột đá ghi dấu tội ác của một bạo chúa đi nữa, thì nó vẫn cần được bảo vệ, nhất là bà con vẫn còn nặng nề trong việc trả thù cho cha ông bằng việc trừng trị cột đá (như họ đã hạ cột đá trước đây).

Điều quan trọng hơn, đây là một công cụ tra tấn, hành quyết người mà hình như trong lịch sử chưa bao giờ nhắc đến. Có lẽ sự tàn ác đến khét tiếng của Sùng Chúa Đà đã sáng tạo nên một hiện vật bảo tàng đau đớn đến độ “độc nhất vô nhị” như thế.

Nhưng cho đến tận giờ phút này, anh Hợp vẫn áy náy một điều, mặc dù đã tốn rất nhiều công sức, tiền của nhưng bảo tàng Hà Giang vẫn còn bỏ ngỏ lời chỉ dẫn cho hiện vật kỳ lạ “có một không hai” đã sưu tầm kể trên. Lời khắc trên phiến đá “giải nghĩa” cho cột đá vẫn bắt đầu bằng ba chữ đầy thận trọng “Tương truyền rằng...”. Mặc dù anh Hợp cũng như các cán bộ bảo tàng tỉnh Hà Giang đã cất công xuống tận Trung tâm lưu trữ quốc gia 1 ở Hà Nội tìm tư liệu, xem có dòng nào viết về cột đá ở Yên Minh nhưng tuyệt nhiên không thấy gì.

Anh Hợp hy vọng rằng, thời thuộc Pháp đã có rất nhiều nhà nghiên cứu sau tầm lên Hà Giang, có thể ai đó đã vô tình biết điều gì đó về chuyện lạ cột đá Sùng Chúa Đà chăng? Nguyện cầu của anh cũng như bí ẩn cột đá không biết đến bao giờ mới tìm được lời giải đáp, nhưng trước những câu chuyện ly kỳ về số phận cũng như quãng thời gian đen tối mà thổ ty Sùng Chúa Đà để lại cho người dân nơi đây thì cái cột đá là một vật minh chứng rõ nhất về thời phong kiến ở vùng cao nguyên đầy đá và nắng gió này.
Cho ý kiến đi chứ mấy kuSmilie

 

> Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024 VnVista.com