“Đà Lạt: cấm bán báo dạo ở trung tâm thành phố” (Tuổi Trẻ ngày 10-8-2006). Ông Trần Bạch Đằng đã viết thư bày tỏ, xin giới thiệu bạn đọc:
Thành phố Đà Lạt cấm bán báo dạo và bán vé số. Tôi thật tình ngỡ ngàng. Bán báo dạo, bán vé số thì tội gì? Ta nên hiểu văn minh đô thị ở ta mang thuộc tính nhân văn chứ không phải là một thứ mẫu do tưởng tượng của ai đó.Vì nhiều người mất đất do công nghiệp hóa, mất phương tiện sinh sống, đổ vào thành phố, ai không tìm được việc phải trông chờ vào lòng hảo tâm của đồng bào. Người ăn xin,cần có biện pháp nhân đạo hơn là cấm, đó là chính sách xã hội. Không thiếu biện pháp để xử lý, ai thật sự khó khăn thì Nhà nước chăm sóc, ai giả mạo thì cải .Xét về tình cảm con người, về hoàn cảnh cụ thể, cấm có nhiều mặt không ổn. Sạp báo và người bán báo dạo là hai bộ phận hợp thành, phổ biến văn hóa phẩm rộng rãi. “Cấm” là sai lầm về hành chính, về xã hội và cả về văn hóa. Bán vé số dạo cũng vậy, họ làm cái gì bất hợp pháp cần ngăn ngừa? Không có câu trả lời. Bán báo,bán vé số dạo là nghề để sinh sống của nhiều người.Các em len lỏi khắp các xóm, từ sáng đến tối mong có thêm chút gạo, chút rau giúp mẹ giúp cha. Những người phụ nữ ở nông thôn lên, không có nghề, trông mong thu nhập ở tiền bán báo dạo, bán vé số để nuôi mình và nuôi con. Biết bao bà mẹ bán báo dạo, bán vé số mà nuôi con thành tiến sĩ. Đó là chưa kể những người đi xe lăn bán báo dạo, bán vé số, mong kiếm một tỉ lệ hoa hồng còm cõi. Chính phủ chưa giải quyết hết các hiện tượng đau lòng này thì không nên ngăn trở.Tôi mong UBND thành phố Đà Lạt xét lại. Thất nhân tâm lắm! Thực hiện văn minh đô thị ở Đà Lạt còn quá nhiều việc, ngay những nơi thanh lịch nên lo cho tốt, đừng lấy những người cơ cực nhất thành phố làm thí điểm... |
Thực đơn người xem
Bài viết cuối
Truyện cười
|