Thông tin cá nhân
chat
Bạn bè
Bình luận mới
Guest_vinh_* trong
ca dao nói về cha mẹ
ASAk trong 10 lời chúc tết độc đáo tuyet trinh trong Nhạc đám cưới 1 songhyokye trong tin nhan tinh yeu songhyokye trong tin nhan tinh yeu songhyokye trong tin nhan tinh yeu songhyokye trong tin nhan tinh yeu songhyokye trong tin nhan tinh yeu 3 songhyokye trong tin nhan tinh yeu 3 songhyokye trong tin nhan tinh yeu 3 Thực đơn người xem
Bài viết cuối
(♥ Góc Thơ ♥)
Truyện cười
Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
Tìm kiếm: Tik tik tak
|
Nguyên tiêu
HỒ CHÍ MINH Nguyên Tiêu Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên. Yên ba thâm xứ đàm quân sự Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền. 1948 Dịch nghĩa: Đêm rằm tháng riêng Đêm nay, rằm tháng riêng, trăng vừa tròn, Nước sông xuân tiếp liền với màu trời xanh. Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân, Nửa đêm trở về, ánh trăng đầy thuyền. 1948 Dịch thơ: Rằm tháng riêng Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. XUÂN THỦY dịch Trăng xưa ngời sáng với xuân này Lời bình của Thư Trai Cuối năm 1947, với ảo vọng "đánh nhanh thắng nhanh", thực dân xâm lược Pháp mở những trận càn lớn vào chiến khu Việt Bắc, ngỡ có thể chớp nhoáng tiêu diệt bộ chỉ huy tối cao cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta. Song, quân giặc đã phải chuốc lấy thất bại thảm hại... Đầu xuân 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì cuộc Hội nghị Trung ương mở rộng, vạch phương hướng và nhiệm vụ mới cho một giai đoạn phát triển của Cách mạng Việt Nam, chuẩn bị từng bước vững chắc để đi đến thắng lợi hoàn toàn. Nhà thơ Xuân Thủy kể lại: Sau cuộc họp ở chốn "yên ba thâm xứ", Bác xuôi thuyền về nơi căn cứ. Nhân trăng sáng, cảnh đẹp, Bác cảm hứng đọc: Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên Rồi thêm hai câu nữa thành bài Nguyên tiêu. Có người đề nghị Bác cho dịch ra tiếng Việt. Bác bảo: "Có Xuân Thủy đây, Xuân Thủy dịch đi". Sau một hồi suy nghĩ, Xuân Thủy đọc bản dịch. Bác khen: "Dịch lưu loát, giữ được chất thơ, nhưng dòng thứ hai có ba chữ xuân hòa với nhau mà bản dịch chỉ có hai chữ xuân, thế là ý thì đủ mà chữ còn thiếu"... Về sau, nhà thơ - dịch giả Xuân Thủy đưa thêm một chữ xuân nữa vào bản dịch như chúng ta đã biết. Nhưng giữa ba chữ xuân trên cùng một dòng thơ và ba chữ xuân trên cả hai dòng là cả một khoảng cách không dễ gì thu ngắn lại. Sự lặp lại ở đây vừa chuyển tải nội dung vừa là điểm nhấn của hình thức nghệ thuật. Bản dịch có được sự thanh thoát và độ biểu cảm khá nhuần nhuyễn. Nhất là một chữ ngân thêm vào ở dòng kết như một xuất thần của người dịch. Song, độ sâu sắc và những chi tiết hiện thực, vốn là đặc điểm của phong cách ngôn từ Hồ Chí Minh trong nguyên tác thì bản dịch đã không sao thể hiện hết được. Với "yên ba thâm xứ", tác giả vừa muốn gợi lại một không khí rất Đường thi trong thơ cổ lại vừa ghi khắc được màn sương mù dày đặc vùng cao những ngày mùa đông Việt Bắc hồi giữa thế kỷ trước. Giữa dòng gần như chưa nói được điều gì. Chính trong màn sương huyền ảo và kín đáo đó những nhà cách mạng, trao đổi những điều có tính chất sống còn của Tổ quốc, của dân tộc. Câu thơ "Yên ba thân xứ đàm quân sự" khi đọc lên ta nghe mang một âm hưởng như có gì chùng xuống. Những từ xứ, sự gợi lên sự trầm khuất. Nhưng ngoài ra, ở ba dòng còn lại: Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên và Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền với những từ nguyên, viên, thiên, thuyền là những âm vang tạo cho âm hưởng câu thơ nét lạc quan, tươi sáng. Câu thơ cuối Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền với thanh huyền ở vần thuyền kết bài gợi cho ta một không gian thật bát ngát, cũng là dư vang cho cả bài thơ. Nhà thơ trở về trên một con thuyền đầy trăng. Thật là thơ mộng. Như bao nhiêu bậc thi nhân lớn của truyền thống thơ phương Đông. Cảm hứng của Nguyên tiêu là cảm hứng của niềm vui, hạnh phúc, tin tưởng và hy vọng. Trong cuộc đời đầy thử thách của tác giả, những khoảnh khắc như thế này thật quý giá. Nhất là lại đêm Nguyên tiêu và vầng trăng Nguyên tiêu bao giờ cũng gợi lên những tình cảm thật thiêng liêng trong tâm thức phương Đông, tâm thức Việt Nam. Dù ta biết trăng và thơ vẫn luôn song hành trong suốt cuộc đời Người. Nhưng ở bài thơ này vẫn có một điều gì thật xúc động. Bài thơ vừa có được vẻ đẹp cổ điển mẫu mực vừa mang hơi thở ấm áp của thời đại. Mà đây lại là thời đại bão táp cách mạng. Ta thấy hiện lên rất đẹp cái tôi trữ tình của tác giả - Người mà sự hòa hợp hoàn hảo đã được thi sĩ - Phêlich Pita Rôđrighêt - gợi lên trong mấy dòng hết sức cô đọng: Bởi vì Người là Chủ tịch Hồ Chí Minh Nhà thơ Hồ Chí Minh Người nông dân Việt Nam trầm tĩnh Hồ Chí Minh... Bài thơ chỉ được viết trong khoảnh khắc. Nhưng khoảnh khắc đã trở thành vĩnh cửu. Và, từ một câu thơ khác của Bác cũng viết ở Việt Bắc thuở ấy, Trăng xưa, hạc cũ với xuân này, trong ta cũng chợt thoáng lên niềm xúc động nghĩ rằng: Trăng xưa ngời sáng với xuân này.
|
![]() |
Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2025 VnVista.com |
Bình luận
Thực tập viên
Nhóm: Members
Bài viết: 2
Nhập: 18-December 06
Thành viên: 20,495
LÂM THỊ MỸ DẠ
Lần đầu khi mới làm quen
Anh khen cái nhìn em đẹp
Trời mưa òa cơn nắng đến
Anh khen đôi má em hồng
Gặp người tàn tật em khóc
Anh khen em nhạy cảm thông
Thấy em sợ sét né giông
Anh khen sao mà hiền thế
Thấy em nâng niu con trẻ
Anh khen em thật dịu dàng
Khi hôn lên câu thơ hay
Ấp trang sách vào mái ngực
Em nghe tim mình thổn thức
Thương người làm thơ đã mất
Trái tim giờ ở nơi đâu
Khi đọc một cuộc đời buồn
Lòng em xót xa ấm ức
Anh khen em cảm xúc
Và bao điều nữa...Anh khen
Em sợ lời khen của anh
Như sợ đêm về trời tối
Nhiều khi ngồi buồn một mình
Trách anh sao mà nông nỗi
Hãy chỉ cho em cái kém
Ðể em nên người tốt lành
Hãy chỉ nơi anh cái xấu
Ðể em chăm chút đời anh
Anh ơi anh có biết không
Vì anh em buồn biết mấy
Tình yêu khắt khe thế đấy
Anh ơi anh đừng khen em.
--------------------
--------------------
LÚC CÔ ĐƠN THÌ TÔI ĐẾN
KHI VẤP NGÃ SẼ CÓ CÓ TÔI BÊN CẠNH
Thực tập viên
Nhóm: Members
Bài viết: 2
Nhập: 18-December 06
Thành viên: 20,495
XUÂN DIỆU
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.
Mây vắng trời trong đêm thủy tinh
Lung linh bóng sáng bỗng run mình
Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đêm rằm theo nước xanh.
Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời,
Đàn ghê như nước, lạnh trời ơi...
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người...
Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê
Chiếc đảo hồn tôi rộn bốn bề...
Sương bạc làm thinh, khuya nín thở
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê.
--------------------
--------------------
LÚC CÔ ĐƠN THÌ TÔI ĐẾN
KHI VẤP NGÃ SẼ CÓ CÓ TÔI BÊN CẠNH
Thực tập viên
Nhóm: Members
Bài viết: 2
Nhập: 18-December 06
Thành viên: 20,495
QUANG DŨNG
Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Tây tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Tây tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
Phù Lưu Chanh -- 1948
--------------------
--------------------
LÚC CÔ ĐƠN THÌ TÔI ĐẾN
KHI VẤP NGÃ SẼ CÓ CÓ TÔI BÊN CẠNH
Thực tập viên
Nhóm: Members
Bài viết: 2
Nhập: 18-December 06
Thành viên: 20,495
KHƯƠNG HỮU DỤNG
Lên đỉnh Côn Sơn tìm Nguyễn Trãi
Trên đầu xanh ngắt một bầu không
Bàn cờ thế sự quân không động
Mà thấy quanh mình nỗi bão dông.
--------------------
Chiều
HỒ DZẾNH
Trên đường về nhớ đầy
Chiều chậm đưa chân ngày
Tiếng buồn vang trong mây.
Chim rừng quên cất cánh
Gió say tình ngây ngây
Có phải sầu vạn cổ
Chất trong hồn chiều nay?
Tôi là người lữ khách
Màu chiều khó làm khuây
Ngỡ lòng mình là rừng
Ngỡ hồn mình là mây
Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói huyền bay lên cây...
--------------------
--------------------
LÚC CÔ ĐƠN THÌ TÔI ĐẾN
KHI VẤP NGÃ SẼ CÓ CÓ TÔI BÊN CẠNH
Thực tập viên
Nhóm: Members
Bài viết: 2
Nhập: 18-December 06
Thành viên: 20,495
NGUYỄN DUY
Thuở nhỏ tôi ra Cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ Đền Sòng.
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng.
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua, xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn
Tôi trong suốt giữa đôi bờ hư thực
giữa bà tôi và tiên phật thánh thần
cái năm đói củ giong riềng luộc sượng.
cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm
Bom Mỹ giội nhà bà tôi bay mất
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
Thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn?
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!
9-1982
Lời bình của Trịnh Thanh Sơn
Câu thơ giản dị nhất, đau xót nhất: "khi tôi biết thương bà thì đã muộn" mang tất cả linh hồn của bài thơ. Và tôi coi Đò Lèn là bài thơ hay nhất, mang trọn vẹn phong cách thơ Nguyễn Duy.
Bài thơ như một câu chuyện kể, có cốt truyện, có nhân vật, có không gian và thời gian... và được vào đề rất hồn nhiên.
Thoạt đầu, nhà thơ kể về sự gắn bó của mình với quê ngoại. Người xưa nói: "Cháu ngoại vác mai qua mồ?" Nhưng với bé Duy, quê ngoại gắn bó với toàn bộ thời thơ ấu của anh.
Chỉ bằng việc anh kể ra một loạt địa danh của vùng Đò Lèn, Hà Trung (Thanh Hoá); người đọc đã hiểu và tin nhà thơ gắn bó máu thịt với quê ngoại và bà ngoại như thế nào. Mười hai địa danh được liệt kê một cách đầy nghệ thuật bởi mỗi địa danh đều được thổi vào tâm trạng, tâm hồn, nông nỗi của bà ngoại anh, đến nỗi nếu không có những địa danh ấy, ta không hình dung ra gương mặt tinh thần của bà ngoại anh được. Đây nhé: "Thuở nhỏ tôi ra Cống Na câu cá, níu váy bà đi chợ Bình Lâm..." Rồi nào là: "Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật, và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần..."
Nguyễn Duy kể tên những cống, những chợ, những đền, những chùa... một cách hết sức tự nhiên mà xiết bao hoài niệm.
Trong mạch hồi ức miên man của mình, anh còn kể tiếp:
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng.
Đến khổ thơ thứ ba, tâm thế của nhà thơ chuyển đột ngột như một thắt nút đầy kịch tính. Những trò chơi hồn nhiên, vô tư đến vô tâm của thời thơ ấu sáng trong đã đập mặt vào thực tế đầy khắc nghiệt. Nhà thơ sực tỉnh và bỗng lớn vượt lên như một sự giã từ tuổi thơ để bước sang tuổi thành niên.
Những lời thơ ở khổ thơ này, vì thế đã mang màu suy ngẫm:
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua, xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại.
Quán cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn.
Nếu ai từng biết hoặc đã từng qua những địa danh mà Nguyễn Duy vừa kể, sẽ hiểu được nỗi gian truân trong cuộc mưu sinh gian khó của bà anh. Hình ảnh người bà thân cò lặn lội hiện lên trước mắt người đọc như những thước phim quay chậm, chỉ đọc thôi đã muốn trào nước mắt.
Rồi qua quãng mô tả đầy sức gợi của tâm cảm ấy, khúc trữ tình độc thoại trong sâu thẳm tiềm thức nhà thơ bỗng cất lên, cao vút rồi trầm lắng, bình tĩnh mà xót xa! Có thể đây là một thú nhận, một ăn năn vì mình có lỗi với bà, vì mình quá trong sáng và thơ ngây, vì mình quá vô tâm nữa:
Tôi trong suốt giữa hai bờ hư thực
giữa bà tôi và tiên phật thánh thần
cái năm đói củ giong riềng luộc sượng
cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm.
Sau tất cả hồn nhiên, vô tư và thức ngộ ấy, nhà thơ đã biến thành chàng trai, một chàng trai khác. Hiện thực khắc nghiệt của đời sống, cuộc chiến tranh chống Mỹ ập tới, làm đảo lộn tất cả, một đảo lộn vừa đau đớn vừa xót xa. Nhà thơ kể bằng một giọng rất thản nhiên, rất tĩnh, rất văn xuôi mà đầy giông bão, như nghiến răng mà kể, rằng:
Bom Mỹ giội nhà bà tôi bay mất
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
Thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn.
Những động từ bay mất! bay, bay tuốt, đi đâu hết... nghe tưng tửng, thản nhiên mà trào nước mắt, vì sau tất cả là bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn!
Hình ảnh cuối cùng in vào tâm khảm nhà thơ là hình ảnh người bà ngoại đang bán trứng ở ga Lèn. Anh mang hình ảnh đó vào chiến trường, làm "lương khô" cho mỗi trận đánh và suốt cả đời mình.
Nỗi xa xót cuối cùng của người cháu thi sĩ ấy là ngày trở lại, ngày chiến thắng trở về, anh không còn được gặp lại người bà thân yêu, mà chỉ gặp một nấm cỏ trên mộ bà:
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!
--------------------
--------------------
LÚC CÔ ĐƠN THÌ TÔI ĐẾN
KHI VẤP NGÃ SẼ CÓ CÓ TÔI BÊN CẠNH