Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
Tìm kiếm: Thực đơn người xem
Tik Tik Tak
Bài viết cuối
Bình luận mới
manhnguyen98mmo trong
Gửi lời cho gió
minex1 trong BUY PASSPORT ONLINE, PASSPORT RENEWAL, HOW TO APPL nhacais666org trong CÔNG NGHỆ THỰC TẾ ẢO TRONG BÁN LẺ bluestar47 trong MANG EM VÀO GIẤC NGỦ ĐÊM NAY Guest_hoaithuong_* trong Thơ về Quảng Ninh - hè 2011 Guest_hải ninh_* trong Thơ về Quảng Ninh - hè 2011 Guest trong MÙA HẠ CUỐI nguyen tran khanh dung trong Thơ 20-11 Ngày Nhà Giáo Việt Nam nguyen tran khanh dung trong Thơ 20-11 Ngày Nhà Giáo Việt Nam nguyen tran khanh dung trong Thơ 20-11 Ngày Nhà Giáo Việt Nam MÙA XUÂN CẢM TÁC
![]() ![]() TRANG ALBUM CỦA BẠN ĐỌC
CHÙM ẢNH HOA XUÂN ![]() ![]() ![]() ![]() Truyện cười
LỜI TỎ TÌNH HAY NHẤT
(A-0205)
Nudiepvien ơi... ![]() Chẳng biết tiếng kêu tuyệt vọng của anh có đến tai em không nữa..? Từ ngày nhận được PM của em thổ lộ với anh rằng em thiếu một vài tập phim "Thần điêu đại hiệp", trái tim anh đã hoàn toàn thuộc về em. Quá lạ lùng phải không em? Anh cũng không sao hiểu nổi, có lẽ là những lời ngọt ngào trong tin nhắn của em đã làm trái tim băng giá của anh tan chảy. Đôi khi anh thắc mắc không hiểu em và hiện tượng Global Warming người ta hay nói trên đài báo có quan hệ gì với nhau không mà em lại có sức nóng làm trái tim đã bao năm lạnh lẽo của anh ấm lên nhường ấy. Và tất nhiên nỗi băn khoăn của anh nào có câu trả lời.. Thời gian trôi qua, anh vẫn dõi theo bóng hình em, vẫn run lên thổn thức mỗi khi thấy nick của em online. Cũng chỉ có vậy, anh chẳng dám thốt lên lời yêu thương. Có lẽ trái tim anh đã bị nhàu nát đến nỗi anh sợ tình yêu, sợ một lần nữa bị từ chối. Mà anh đã bị từ chối lần nào chưa í nhỉ? Em thấy không? Khi nhắc tới tình yêu là anh hoảng hốt, anh do dự, anh đắn đo. Đó chính là lý do khiến anh không dám bày tỏ lòng mình? Có đúng lý do đấy ko nhỉ? Chết rồi, lại do dự rồi. Không đuợc. Phải dứt khoát. Rồi, đấy là lý do em ạ. Lại nói về việc có tình cảm với em quá dễ dàng, mau chóng. Anh nghĩ rằng lần đầu trong nhiều năm, cái cảm giác có thể giúp đỡ một người con gái yếu đuối (nudiepvien nghe cũng không yếu lắm nhưng không sao, kiểu gì em chả yếu hơn anh), cái cảm giác được cần đến khiến anh cảm thấy mình quan trọng biết bao. Chỉ 2 cái message của em đã có sức mạnh lớn lao, đem lại cho anh sự tự tin ghê gớm không thể nào miêu tả bằng lời. Em quả là có tài động viên người khác, làm sao anh lại không thấy yêu thương nhung nhớ cơ chứ.. Em thấy có phải không em?? Mỗi ngày trôi qua, anh lại ngồi nhìn em ba hoa với bé xí xọn, bé tí và mỉm cười mơ một lúc nào đó anh xí xọn với em... Thôi em nhé, đã đến lúc anh tạm dừng type, đi ngủ để lấy sức ngồi nhìn em khi em đi học về. Hãy cho anh kết thúc bằng 3 câu hát trong một bài bạn anh sáng tác, hát tặng người yêu nó: Người đừng cho anh chờ mong tình yêu trong nỗi ưu phiền Đùng cho anh nhiều đêm thẫn thờ thả hồn phiêu lãng Thầm mong em về đây cười vui hạnh phúc với anh... ![]() (A- 0106) Vài dòng này là những gì anh muốn nói với em từ rất lâu, nhưng...chỉ biết viết lên đây .... Tình yêu đẹp nhầt là mối tình đầu phải không em. Cuộc tình đầu tiên của chúng mình đẹp như trong những vần thơ mà em đã từng đọc anh nghe. Anh không nhớ rõ từng vần, từng chữ, nhưng vẫn còn đây cái cảm giác êm dịu khi mỗi đêm được cùng người mình yêu cùng mơ về một nơi nào đó chỉ có anh và em. Và cuối cùng thì cũng chỉ là những giấc mơ.. Thật ra chúng ta không nên có sự bắt đầu này, nhưng trách ai được trong những chuyện yêu đương của tuổi trẻ, và khi biết đau thì đã không quá muộn màng . mối tình trên net, nói ra thì thật khó hiểu . Nhiều người cho là không thực, những người khác lạ khuyên là sẽ không có kết quả, lại còn hỏi là "Sao mà dại quá !"... Từ ngày đầu tiên anh đã có suy nghĩ này rồi . Nhưng vì sợ em buồn nên đành chôn kín vào trong đáy lòng, mặc cho ra sao thì ra. Khoảng thời gian mới quen biết đuợc em dù rất ngắn, nhưng cảm giác đợi chờ đêm cho tới ngày, rồi lại ngày qua ngày để được một lần thấy em online, để lại được đọc những thông điệp không dấu, những lời nói ấp ủ một tình cảm . Những dòng chữ đem lại một niềm vui khó tả, lại có một chút lo sợ , một chút phân vân . Lo rằng em lại bỏ đi , sợ rằng không thế tìm lại đuợc cái cảm giác đó . Lần đầu tiên nói phone với em cũng thật buồn cuời . Cả hai chỉ biết ấp úng vài câu xã giao, lời nói cứ vang vang trong đầu mà không thành tiếng. Vậy mà cứ mong cho đôi bên đừng hang up.Tình yêu đầu tiên mà phải không, ai lại không vậy . Ai lại không e ngại , lo sợ , mong chờ . Sau đó là những năm tháng hạnh phúc. Tình cảm xây đắp theo thời gian. Lúc có nhau thi mong cho thời gian ngừng trôi, lúc một mình thì uớc gì mình lại có nhau. Có đôi lúc em giận lẫy , giận yêu , làm anh bối rối, chẳng biết giải thích thế nào, năn nỉ thế nào ... Mình đã hứa hẹn thật nhiều , uớc muốn thật nhiều . Anh không biết tư` lúc nào anh trở nên yếu đuối ,anh rất cần em. Mối lo sợ ban đầu không bao giờ quên đuợc trong anh, nó như hiện ra rõ hơn mỗi khi anh không thế lo cho em đuợc lúc em bệnh . Những lúc đó, anh chỉ biết cầu xin phép lạ cho anh đuợc ở ngay ben cạnh em, cầu xin ơn trên che chở cho em . Và điều không muốn cuối cùng cũng đên. Anh không thể thắng đuọc nỗi lo sợ đó . Anh xa em với mong muốn hai ta có một cuộc sống mới, tìm đuọc tình cảm thực sư. Thật đau khi anh không thế tìm đuợc tới em. Thật đau khi không thế nói cho em biết vì sao . Anh như một người thật xấu, thậc ác, một nguời gian dối đi tình cảm của em. Lúc đó anh không biết là mình đã làm đúng hay sai nữa . Anh nghĨ là mình có thể quêN đuợc nhau dễ dàng . Nhưng rồi một năm , hai năm, trong nhữNg lần đuọc gọi cho em hiếm hoi đó , anh vẫn cảm nhận ra tình cảm của em. cảm nhận ra đuọc em đang cô" gắng che đậy nó . Anh không muốn . Em trách anh thật nhiều tuy em không nói .Anh cũng khóc thật nhiều , tuy không một giọt nuớc mắt . Anh như một kẻ vô dụng , một nguời thất hứa. Anh không đùa vui với tình cảm của em, nhưng anh không biết trân trọng nó . Anh không muốn . " An empty street, an empty house , a hoe inside my heart.. I wonder how , i wonder why, i wonder where they are, The days we had , the song we sang together..." Mỗi đêm, anh nghe bản nhạc em thuờng hay mở , đọc lại những lá thư, và ôm trong lòng tấm ảnh của em. " in my heart you were the only"... TRANG BẠN ĐỌC BỐN PHƯƠNG
Có những điều... của cuộc sống ![]() Triết lý của số 1 • Ai cũng chỉ có một mẹ, mẹ là người cho con tình yêu mãi mãi. Mẹ cho con tất cả, vô điều kiện. Mẹ là tài sản quý giá nhất mà con có được ngay từ khi mới sinh ra. • Mỗi người chỉ có một trái tim để giữ nó trong sạch. Trái tim hoàn hảo nhất là trái tim đã chia sẻ tình yêu thương nhiều nhất. • Mỗi cuộc đời có thể trải qua nhiều mối tình, mối tình đầu khó quên nhất, nhưng mối tình cuối mới là mối tình đẹp nhất. • Một người yêu đúng nghĩa là người mà trái tim họ có thể sưởi ấm khi giá lạnh nhất. • Một người bạn chân thành đủ khiến ta bình tĩnh, tự tin và an tâm dù trong hoàn cảnh nghiệt ngã hay nguy hiểm nhất. Đó là món quà quý báu đặc biệt của cuộc sống. • Một ánh nhìn ấm áp, nói được nhiều hơn những điều vô vị. • Một nụ cười có thể làm nên những điều kì diệu. • Ai cũng có ít nhất một khả năng hơn người, chẳng qua là họ chưa thấy được để nhìn nhận khả năng mới của họ mà thôi. • Mỗi người chỉ có một cái miệng để cẩn thận khi dùng lời nói, để không còn làm nó dơ bẩn và không làm tổn hại đến người khác. • Một cuốn sách có thể làm thay đổi con người. Cuốn sách với nội dung xấu xa đủ làm hư hỏng người đọc, nhưng không ai thành công với chỉ một cuốn sách hay. • Một người không có gì ngoài gia tài kếch xù thì không bằng một người nghèo khổ mà có tri thức, sáng tạo, kinh nghiệm và lý tưởng. • Một đồng tự lao động được quý giá hơn nhiều so với hàng ngàn đồng nhặt được hay làm việc bất chính mà có. • Ai cũng chỉ có một cuộc sống để làm việc và yêu thương hết mình. • Chuỗi ngày quá khứ đã qua, tương lai rộng mở nhiều bất ngờ. Ta chỉ có một hiện tại để sống và để tận hưởng từng phút từng giây. • Có nhiều cơ hội chỉ đến một lần trong đời. • Với thế giới, bạn chỉ là một ai đó, nhưng có thể với một ai đó, bạn là cả một thế giới. GÓC THƯ GIÃN
*Công
thức nấu món ăn đêm 30 Tết : 1. Lấy 12 tháng trong năm đem rửa sạch mùi cay đắng, ghen tị, thù oán ...rồi để
ráo nước *
Có tin khẩn cấp báo cho bạn nè... Có 4 nguời đòi tìm bạn cho bằng được, tìm được bạn họ còn nói sẽ không bao giờ bỏ qua cho bạn, người đó tên là thần tài, may mắn, hạnh phúc và sức khoẻ. Họ nói sẽ không bao giờ bỏ qua cho bạn trong năm mới này. Còn nữa, bà Phiền muộn còn dặn tui bảo bạn là, bạn đừng tơ tưởng gì đến bả nữa bả sẽ không quan tâm đến bạn đâu... riêng ông sức khoẻ còn có thư riêng cho bạn là sức khoẻ bạn phải thiệt là ngon mà đón ổng đó. * Chúc Mừng Năm Mới ! Năm
hết Tết đến - Đón Chuột tiễn Lợn - Chúc ông chúc bà - Chúc cha chúc
mẹ - Chúc cô chúc cậu - Chúc chú chúc dì - Chúc anh chúc chị - Chúc
luôn các em - Chúc cả các cháu - Dồi dào sức khoẻ - Có nhiều niềm
vui - Tiền xu nặng túi - Tiền giấy đầy bao - Đi ăn được khao - Về nhà
người rước - Tiền vô như nước - Tình vào đầy tim - Chăn ấm nệm êm -
Sung sướng ban đêm - Hạnh phúc ban ngày - Luôn luôn gặp may - Suốt năm
con Chuột. XẢ STRESS Ở ĐÂY !
![]() Những sự khác biệt giữa Tây và Ta
Tây : Đái bậy thì giấu giấu diếm diếm, còn hôn nhau thì trước bàn dân
thiên hạ |
CHUYỆN LÀNG VĂN : Không “hách” như ta tưởng. Hồng nào mà chẳng ngát hương...
Dẫn đầu là một nhóm giáo sư thuộc Trường đại học Yale ở Mỹ từng thu thập khắp thế giới các bằng chứng liên quan đến “kiếp trước” hoặc sự “đầu thai vào kiếp sau”. Rồi họ nghiên cứu chúng một cách tỉ mỉ, logic và nghiêm túc. Nếu phát hiện ra điều gì đó “không bình thường”, họ liền phân tích một cách chuyên sâu hơn nhằm khám phá xem có liên quan gì tới “kiếp luân hồi” – theo quan điểm tín ngưỡng cố hữu không? “Mảnh đất màu mỡ” cho các cuộc nghiên cứu nói trên đa số là các trẻ em. Roberta Morgan, sinh ngày 28/8/1961 ở tiểu bang Minnesota (Mỹ), bắt đầu kể về “kiếp trước” của mình trong thời còn là một bé gái. Người mẹ thì cho rằng con bé nói rặt những chuyện ngốc nghếch và luôn tìm cách ngắt lời đứa bé. Nhưng Roberta vẫn không ngừng kể về “cha mẹ trước đây” của mình. Em còn kể về chiếc ôtô mà “người cha kiếp trước” từng có và khẳng định rằng em đã cùng sống với “cha mẹ cũ” tại một khu trang trại. Khi bé gái lên 4 tuổi, em được dẫn tới một trại chuyên thuần ngựa nòi. Roberta rất tự nhiên và phấn chấn nói: “Con từng cưỡi ngựa thuần thục nhiều lần rồi”. Thật ra, em đã trèo lên mình ngựa bao giờ đâu. Roberta còn đòi mẹ làm những món thức ăn “khoái khẩu” mà “mẹ trước” đã từng nấu. Em tả lại cách thức nấu các món đó hoàn toàn chính xác. Tới năm 9 tuổi, Roberta Morgan đột nhiên quên hẳn quãng đời “kiếp trước” của mình và không bao giờ nhớ lại được nữa (?!). Còn Samlini Permac sinh đầu năm 1962 ở Colombo (Sri Lanka). Trước khi bé biết nói, cha mẹ nhận thấy rằng em rất sợ... nước. Mỗi khi người mẹ định tắm cho bé, đều gặp phải các phản ứng dữ dội cùng tiếng kêu khóc. Em còn rất sợ ôtô. Khi Samlini nói được, em đã mô tả “quãng đời trước đây” của mình một cách tỉ mỉ. Em kể: “Một hôm cha mẹ “kiếp trước” sai em đi mua bánh mì. Phố xá đang bị lụt, chiếc xe buýt đi sát bên cạnh, hất em xuống đồng nước. Em cố giơ tay quá đầu cầu cứu và hét lên: “Mẹ ơi!”. Sau đó, em bị chìm hẳn vào giấc ngủ vô biên”. Cha mẹ của Samlini suy nghĩ rất nhiều về chuyện này. Sau đó một thời gian, họ biết được câu chuyện của một bé gái 11 tuổi từng bị chết đuối trong hoàn cảnh tương tự, y hệt câu chuyện mà cô con gái họ đã kể lại. Còn bản thân Samlini Permac không thể biết được sự kiện này vào bất cứ trường hợp nào, bởi đơn giản lúc ấy bé chưa ra đời (?!). Hai trường hợp tiêu biểu trên được bác sĩ tâm lý học nổi tiếng người Mỹ John Stevenson - người đã nghiên cứu các hiện tượng về “kiếp trước” suốt nửa thế kỷ nay - kể lại. Ông cùng các đồng nghiệp thuộc Trường đại học Tổng hợp Virginia đã thử tìm các bằng chứng, được tồn tại như một “thực trạng X”, mặc dù không tìm được những yếu tố vô lý trong “các X” và họ cũng không thể lý giải chúng dưới ánh sáng khoa học được. Giáo sư Bác sĩ J.Steveson cùng các đồng nghiệp đi tới quyết định chỉ tồn tại một khả năng duy nhất: giống như “ảo giác” - nếu nói về khả năng phân tích khoa học hiện nay. Còn một nhà phân tâm học người Mỹ, Bác sĩ Scot Rogo. cũng đã từng dày công nghiên cứu các trường hợp liên quan tới sự “đầu thai” hoặc “kiếp luân hồi” hơn ba thập niên gần đây, cũng mới chỉ đưa ra các giả thuyết, chứ chưa “dám” nêu lên một kết luận khoa học chắc chắn nào cả. Trước đây nhiều năm, đa số các nhà khoa học phủ nhận sự “đầu thai”, cho đó là một trò “hoàn toàn lừa bịp”. Nhưng ngày nay đa phần trong số họ đã thừa nhận hiện tượng này như là một phương cách chữa các chứng khủng hoảng tâm lý. Còn Giáo sư Tiến sĩ Abraham Kelsy, Trưởng khoa Y học lâm sàng của Viện Đại học New York, trong các thực nghiệm riêng của mình đã dùng những phương pháp giúp các bệnh nhân nhớ lại “quãng đời kiếp trước” của họ, và bằng cách này giúp họ giải phóng khỏi những vướng mắc hiện tại. Ông giải thích: “Tôi đã rút ra được kết luận là, rất nhiều biểu hiện hiện tại của người bệnh là hệ lụy của kiếp trước và chính chúng là những trở ngại phong tỏa nghị lực của cuộc sống thực tại. Theo tôi, cơ thể con người luôn mang sẵn những thứ phi vật chất, những thứ vẫn tồn tại sau khi thân xác đã chết. Nôm na như người phương Đông gọi là “hồn”. Chính thứ “hồn” này được tái sinh - đầu thai lại. Niềm tin này của tôi càng được củng cố qua các phân tích tỉ mỉ về “chất lượng riêng” của mỗi cá nhân. Tại sao trong một gia đình, trẻ em thường khác biệt nhau, dù rằng chúng được sinh ra cùng cha cùng mẹ, có cùng một tổng thể gien và lớn lên trong cùng một môi trường? Rất nhiều trẻ em, khi đang chơi, luôn có xung quanh chúng “những người bạn vô hình” nào đó mà chúng luôn cho là đang hiện hữu thật sự. Tới độ 4-5 tuổi, thứ cảm giác ấy đột nhiên biến mất. Điều này theo các nhà khoa học chính là kỷ niệm về những người bạn "kiếp trước" của chúng. Vẫn chưa có một nhà tâm lý học nào có thể giải thích một cách logic về những cá tính khác nhau, cũng như các “chất lượng cá nhân” khác nhau của đám con trẻ được sinh ra từ một gia đình chung. Trong từng trường hợp, thể hiện những dấu hiệu ảnh hưởng từ “kiếp trước”, được giới tâm lý học nêu ra các giả thuyết về những “biến dạng của tâm lý”: như mê ngủ, nghe hoặc đọc được ở đâu đó... Giới vương quyền Ai Cập thời cổ cũng từng hay nói về các “kiếp luân hồi”, cả Hoàng đế Pháp Napoléon, cũng như nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng khác cũng vậy – những người thường nhớ về "kiếp trước", để chỉ muốn tạo ra cái ấn tượng về “xuất xứ thần thánh” của họ. Đa phần trong chúng ta không hề gợi nhớ lại “kiếp trước” ngay cả qua những cách tân tiến hoàn thiện nhất. Trong trường hợp đó, không tồn tại quan niệm “đầu thai” trong thực tế. Ngoài ra cũng còn nhiều điểm bất đồng ngay cả giữa những người vốn luôn tin vào “kiếp trước”. Tới giờ, giới khoa học vẫn chưa có sự đồng nhất về thực chất của tiến trình này, đó là cơ sở gây nên sự hoài nghi về khả năng “đầu thai” trong “vòng xoay luân hồi” của mỗi người. ![]() HẠ LONG, CHIỀU
Chiều xanh xa tít chân mây Biển thăm thẳm vơi đầy ào ạt sóng Huyền ảo Thiên Cung, mơ màng Hòn Trống Tạo hoá sao khéo bày đặt hỡi người ! Trải lòng mình trước vô tận trùng khơi Ta lạc mắt giữa muôn ngàn tiên đảo Cầu Bãi Cháy uốn vòm trời cao ngạo Gối hai bờ Cửa Lục tựa vào nhau Nhịp triều dâng tấp nập những con tàu Tha thiết con giang nỗi niềm gọi bạn Núi Bài Thơ vẫn yêu kiều duyên dáng Câu thơ nào khắc khoải cánh buồm xa Hạ Long Chiều thả gió mặn ùa ra Con dã tràng vẫn miệt mài xe cát Đảo Tuần Châu mỗi ngày thêm một khác Thành phố vươn lên san sát lâu đài Con thuyền thời gian lóng lánh ngọc trai Nửa đầu bạc nghiêng bên nào cũng sóng Ta trống vắng giữa bốn bề biển rộng Phía không em Xanh biếc Hạ long Chiều ...
Đêm Đồ Sơn đi dọc bờ cát lộng Vầng mây trắng lặng lờ treo ngang núi Nghe tiếng sóng ngõ là ai gọi biển Yên lành quá lời thì thầm của gió Mọi cô gái trong trường đều dõi mắt nhìn theo và xì xào về tôi với chút ngưỡng mộ pha lẫn đố kị khi anh chàng học giỏi, đẹp trai nhất khoa lại là bạn trai của tôi. Anh học trên tôi hai khoá và tình yêu của anh dành cho tôi là điều bất ngờ hạnh phúc nhất tôi từng có. Đến tận bây giờ tôi vẫn luôn tự hỏi tại sao mình lại là người được anh lựa chọn. Còn với anh, câu trả lời luôn là “Vì em là một nửa còn lại của anh” và “Vì anh yêu em”. Anh lúc nào cũng thu hút được mọi sự chú ý và ngưỡng mộ từ các cô gái trẻ. Anh giản dị, thông minh và ẩn chứa một sức cuốn hút vô hình từ cách nói chuyện đầy hài hước, dịu dàng đến ánh mắt nồng ấm. Yêu anh, tôi tràn ngập trong niềm hạnh phúc vô bờ. Nhưng niềm hạnh phúc của tôi luôn đồng hành cùng nỗi băn khoăn, lo sợ sẽ mất anh. Cảm giác mình chỉ đang có một giấc mơ đẹp và nó sẽ mau tan biến vì tôi và anh rất khác nhau, vì tôi thua kém anh và vì vô vàn những suy nghĩ vu vơ. Anh cầu hôn tôi vào một buổi chiều nắng vàng trải dài trên bãi biển. Tay trong tay, chúng tôi cùng dạo bước chờ đón hoàng hôn. Anh nói: “Em nhìn bóng anh và em trên cát mà xem. Rồi chúng mình sẽ mãi bên nhau như vậy, dù em có như thế nào đi chăng nữa. Chúng mình sẽ như hình với bóng phải không em”. Tôi mỉm cười nhìn anh, lòng tràn ngập tình yêu và hạnh phúc. Chúng tôi lại tiếp tục đi về phía bờ biển. Chiều dần buông để nắng nhạt dần. Tôi chợt nhìn xuống bãi cát trắng. Phía trước, bóng tôi in trên cát nhỏ dần để rồi chợt biến mất, chỉ còn bóng anh trải dài, một mình trên bãi cát hướng về phía xa. Bất chợt tôi lại cảm thấy lo lắng, bồn chồn khi nghĩ về lời cầu hôn của anh, về cuộc sống hôn nhân sắp tới và về những gì vẫn luôn ẩn chứa trong lòng trước sự khác nhau giữa tôi và anh. Hình và bóng đâu có mãi mãi bên nhau, và cuộc sống hôn nhân dường như thật mong manh và khó nắm giữ. Tôi đã không giấu được anh nỗi buồn phiền trong ánh mắt khi nhìn bóng anh in trên cát. Lần này anh chỉ nhẹ nhàng nhấc tôi lên và cõng tôi đi dọc bãi biển. Đi mãi đến khi bóng anh nhạt dần rồi mất hẳn, cũng là lúc mặt trời xuống thấp như chạm vào biển rộng lớn phía xa, anh mới đặt tôi xuống. Anh thì thầm bên tai tôi: “Em này, khi nào chỉ có bóng anh một mình chính là lúc anh đang cõng em trên vai đấy. Đó là những lúc em quá mệt mỏi và gặp nhiều khó khăn, là những lúc em bỏ anh lại một mình. Nhưng anh sẽ không để em đi, sẽ cõng em trên vai để cả hai ta cùng tiếp tục tới tận cuối con đường đến hết cuộc đời này. Hãy luôn tin tưởng vào anh em nhé”. Tôi đã ngả đầu dựa vào vai anh, giấu đi những giọt nước mắt của niềm hạnh phúc. Từ đó tôi biết rằng chỉ cần câu nói “vì anh yêu em”, tôi sẽ không bao giờ cô độc. ![]() Những sắc màu không chỉ tô điểm cuộc sống, làm bức tranh của cuộc sống thêm sống động mà xét về một khía cạnh nào đó, những sắc màu vô tri còn nói lên tính cách của bạn đấy. Bạn thích màu nào nhất : đỏ, xanh , nâu, vàng hay đen? Hãy cùng khám phá nhé. ĐỎBạn là người ưa thích quyền lực và có khả năng vượt qua khó khăn rất tốt. Bạn thích sự sôi động và những nơi ngập tràn màu sắc. Ưu điểm lớn nhất của bạn đó là bạn luôn có “lửa” ở trong người. Bạn làm việc với tất cả lòng nhiệt huyết và sức mạnh của mình. Bạn có khả năng làm rất nhiều việc khác nhau trong những môi trường khác nhau. XANH LÁ CÂY Bạn thuộc tuýp người kiên quyết, quyết đoán và vẫn “chạy tốt” ngay cả khi bạn chỉ còn lại một mình. Dễ tính và thoải mái là những tính cách mà những người xung quanh cảm nhận được khi ở bên bạn. Bạn cũng là người biết cách thư giãn và hưởng thụ cuộc sống. Tính nghệ sĩ cũng là một đặc điểm của bạn. Bạn luôn làm việc chăm chỉ để cải thiện cuộc sống của mình và vượt lên trên những khó khăn mà cuộc sống mang lại. ĐEN Bạn cần một môi trường sống thanh bình, không cãi vã và tranh luận. Bạn yêu thích vẻ đẹp tự nhiên hơn là có dính dáng đến bàn tay của con người. Bạn có thể thích nghi trong môi trường khắc nghiệt nhất. Có lẽ bạn chưa bao giờ bối rối hay lúng túng thì phải, ngay cả khi bạn phải đối mặt với chàng trai/cô gái trong mộng của mình. Bạn muốn quan tâm đến mọi người nhưng bạn lại không chắc rằng mình có thể làm được. Chỉ cần cư xử với mọi người như cách mà bạn muốn người khác cư xử với bạn. Mọi chuyện sẽ tốt cả thôi. XÁM Bạn cũng là người thích một cuộc sống thanh bình. Bạn luôn muốn thử bất kì cái gì đó một lần. Bạn là một người bạn tuyệt vời trong mắt mọi người bởi bạn rất lịch sự, thân thiện và rất tốt bụng. XANH DA TRỜI Bạn muốn được sống trong một thế giới yên bình, êm đềm và tận hưởng cuộc sống. Khiếu thẩm mĩ về cái đẹp là một lợi thế của bạn. Mức độ tình cảm đối với mọi người của bạn dường như đã được lên kế hoạch từ trước. TÍM Bạn là người tự phát, một bộ óc tưởng tượng và năng động không giới hạn khiến bạn trở nên rất thú vị . Bạn cũng là người khá bảo thủ, yêu thích vẻ đẹp tự nhiên. Tinh thần đồng đội luôn được bạn phát huy hết công suất. NÂU Bạn yêu thiên nhiên, thoải mái và rất tự nhiên. Bạn thuộc tuýp người hướng ngoại và có một cái nhìn rất “nghề” về cái đẹp. Bạn là người tổ chức mọi việc rất tốt và không ưa những gì được coi là hơi “kì quái”. Bạn biết bằng lòng với cuộc sống hiện tại và luôn biết khẳng định giá trị của bản thân. VÀNG Bạn may mắn sở hữu một bộ óc rất nhạy bén và quyết đoán, bạn có khả năng vượt qua các chướng ngại rất tài tình. Bạn luôn bình tĩnh xem xét vấn đề và không có gì khiến bạn phải “quýnh” lên cả. Khao khát tìm kiếm ý tưởng, phương thức và phong cách mới cho cuộc sống khiến bạn trở nên vô cùng năng động. ![]() MÀU SẮC " CHỈ ĐIỂM" CHÀNG CỦA BẠN Trước 3 màu vàng cam, tía, và xanh lá cây, hãy thử chọn một màu ưa thích nhất. Bạn sẽ có câu trả lời về phong cách yêu của mình và mẫu người đàn ông lý tưởng đang tìm kiếm. Màu xanh lá cây Lần đầu tiên gặp gỡ, sự nhạy cảm và tinh tế của bạn đã giúp chàng tự nhiên và thoải mái khi kể về mình. Bạn khiến chàng cảm nhận được sự ủng hộ tuyệt đối từ phía bạn. Ngay từ đầu bạn đã dễ dàng nhận ra điều gì là quan trọng với người đàn ông này. Bản năng và nghệ thuật lắng nghe sắc bén giúp bạn hiểu chàng muốn gì từ mối quan hệ của hai người. Hiểu biết về người khác giới là sở trường của bạn. Màu xanh cũng dự báo người đàn ông mà bạn chọn luôn có tính cách ổn định cả trong cuộc sống hôn nhân sau này. Một điều phải quan tâm là sự cởi mở, trong trắng, ngây thơ của bạn đôi khi khiến bạn khó tìm được người đàn ông đích thực mình mong muốn. Bởi một số người có thể hiểu nhầm bạn và sau đó là sự thất vọng khi họ không tìm thấy ở bạn điều họ thực sự kì vọng. Màu tía Mới gặp chàng bạn đã bị hút hồn. Sự điềm đạm của chàng khiến bạn nhanh chóng bắt nhịp trò chuyện và cảm thấy thoải mái. Cách thể hiện của bạn đã chiến thắng người đàn ông và chính sự nhiệt tình của bạn khiến chàng cảm thấy như có thêm quyền lực. Chàng sẽ cảm thấy cuộc sống thật là thú vị khi có bạn ở bên. Mặc dù chàng đã đáp ứng rất nhiều tiêu chuẩn cơ bản, nhưng để đi đến quyết định hôn bạn còn cần yếu tố hình thức. Những người thích màu tía thường muốn anh chàng của mình phải thật bảnh bao. Thật ra bạn cần cho chàng những cơ hội. Đừng đòi hỏi quá nhiều. Xem xét cách cư xử của chàng chứ đừng so sánh chàng với lý tưởng của bạn. Màu vàng cam Nét lôi cuốn, hấp dẫn, đáng yêu thiên phú của bạn đã đánh bại người đàn ông, tiếp cho bạn khả năng nhận biết tính chân thật trong mỗi tình huống, mỗi mối quan hệ. Đó cũng là cách để người khác biết bạn đang lắng nghe và quan tâm. Người thích màu cam thường chọn cho mình người đàn ông theo tiêu chí có trí tuệ tài giỏi. Bạn sẵn sàng dâng hiến cuộc đời cho một người đàn ông thông minh có thể chỉ bảo bạn nhiều điều trong cuộc sống. Lưu ý, lần đầu gặp chàng, bạn đừng để lộ mặt nhạy cảm của mình. Tất cả những gì anh ấy có thể nhìn thấy là khả năng tự bảo vệ khéo léo của bạn. Anh ấy có thể hiểu lầm nhân cách đích thực của bạn nếu bạn không sẵn lòng chia sẻ đúng lúc. ![]() NHẮN MÙA THU TRỞ LẠI Sương mỏng mảnh nhắn mùa thu trở lại Sen hồ tàn, sóng chớm gợn heo may Lửa phượng tắt chạnh mềm lòng con gái Tha thướt chiều rơi liễu vịn tay gầy Nắng ấp úng sau chặng dài cháy khát Gió mơn man hoa sữa tắm vai mềm Màu hoa trắng mơn man lời chân thật Dong mưa về nức nở phố xô nghiêng Chiều thoáng rộng neo hồn trong hư ảo Lững thững ven hồ liễu biếng gương soi Hoàng hôn tím cứ ngỡ như màu áo Nhớ thương ai tim hóa lá thu rồi Ngày đã cạn mà sao em không đến Vòng chiêm bao hoa sữa chín trên cành Hoa tình yêu đón thu về nguyên vẹn Dẫu muộn màng vẫn ngập ánh trăng ngân Có phải em nhắn mùa thu trở lại Cúc vàng gieo vương vấn nỗi niềm riêng Người trong mộng gửi tình thu xa ngái Ta bơ vơ gọi mưa xuống bắt đền ... ![]() CÚC VÀNG MÙA THU Đất trời đang vào Thu...Trời rất trong và nắng rất hanh. Cúc vàng, đang nở rộ, cứ vàng rực, cứ sáng ngời giữa đất trời, trong hồn người... Sớm heo may. Vừa bước chân ra khỏi con ngõ nhỏ, bất ngờ, một mầu vàng rực, rung rinh hiện ra trước mắt. Đặt gánh hàng hoa xuống, bà cụ xởi lởi: “Cô mua hoa cho già đi. Cúc vàng mùa thu đấy!”. Chao ôi! Cúc vàng mùa thu! Câu nói thật lãng mạn của người già khiến người nghe phải định thần lại. Tóc bạc trắng, vấn trần. Đôi viền môi khô mà vẫn nét. Đôi mắt nheo cười hiền hậu, hóm hỉnh, gợi cái nét nghịch ngầm từng gặp đâu đây. Phải rồi, hình như là nét thanh xuân phảng phất của nữ điêu khắc gia nổi tiếng họ Điềm, xứ Huế, với cái dáng tượng nằm có cái tên rất ngộ - “vắt mảy" - hình như chỉ người Huế mới hiểu, độc đáo, xuân thì, bất tử và vĩnh cửu với thời gian. Khác chăng, là tấm áo nâu sồng của người miền quê xứ bắc, và đôi quang gánh như tạc trên vai. Ngày xưa, hẳn là người duyên ngầm, hút hồn thiên hạ lắm đây. Tôi cúi xuống đón từ tay bà lão một bó cúc. Hai người đàn bà, một đã già và một đang tới, nhìn nhau. Mắt cười, miệng cười và hoa cũng như cười. Như đón nhận mối tình muôn thuở mặn nồng nhất khi thu sang. Đón lấy cái màu vàng rực rỡ mà ấm áp. Một mùi thơm thoảng, hăng hắc, nồng say. Những bông cúc to đang độ hàm tiếu, cứ cong cong, cum cúp, như má lúm đồng tiền con gái tủm tỉm ẩn giấu điều riêng bí ẩn. Tôi không hiểu lắm nụ cười của cúc vàng. Nhưng lại yêu cúc đến nặng lòng. Tình yêu vốn đa diện, lạ kỳ và oái oăm mọi lẽ. Có thể càng hiểu lại càng yêu. Mà cũng có khi chỉ cần cảm thấy yêu mà không cần hiểu. Dường như trong cuộc đời mỗi người thiếu nữ, mỗi người đàn bà đều chọn cho mình một loại hoa để yêu, để nhớ, để gửi gắm, tình tự, để thấy nó gần với mình, nó là chính mình. Nhưng tôi không chọn cúc vàng mà chính cúc vàng chọn tôi. Bông cúc vàng đầu tiên đã “chọn” tôi lại là bông cúc trong... tấm bưu ảnh của “người ấy”. Một bông cúc đại đoá vàng rực như không thể vàng hơn. Những cánh hoa mỏng manh, quăn quăn, còn rõ những giọt sương (hay giọt nước) ngân ngấn. Thế thôi. Cũng đủ nghe thấy tiếng con tim thình thịch. Cũng đủ có những phút giây như đãng trí một mình ngồi nghĩ xa xăm mà chẳng hiểu nghĩ gì. Cũng đủ để bỗng thấy thoắt vui thoắt buồn, vô cớ. Những tiếng đập khe khẽ ngây thơ, khờ dại rồi cũng đi qua. Chỉ cúc vàng còn ở lại. Bông cúc vàng trong ảnh đã đánh thức tuổi thơ tôi, một thời khăn quàng đỏ ngày ngày cắp sách qua bờ hồ Hoàn Kiếm, đẹp tuyệt vời những khoảnh vườn nhỏ quanh hồ đầy cúc vàng. Tôi tung tăng trong bài thơ của sách giáo khoa ngày khai trường: “Cứ mỗi độ thu sang. Hoa cúc lại nở vàng. Ngoài vườn hương thơm ngát. Ong bướm bay rộn ràng. Em cắp sách tới trường...” Không giống những tiểu thư con nhà giàu nhung lụa ở Hà Nội, tìm thấy mình trong vị thế của hồng nhung, không giống những ni cô nhà chùa tìm thấy mình trong hồn của hoa sen, tôi không dám yêu hồng cũng chẳng dám yêu sen. Vì hồng kiêu sa quá, khuê các quá ít ai dám gần. Còn sen thì thanh khiết quá, nhưng mỏng manh quá, sớm nở, sớm tàn. Khi những cánh sen rụng bời bời, nhuỵ sen héo rũ, tôi thấy se lòng. Tôi chỉ là đứa con gái nhỏ một gia đình công chức cũ hạng trung lưu của Hà Nội, bị cuốn theo những chìm nổi, những thăng trầm, những biến thiên của thời cuộc, càng trải nghiệm và hiểu cái cay đắng của cuộc đời, tôi càng yêu cúc vàng. Không phải chỉ vì cúc vàng đã “chọn” tôi, mà chính vì càng ngắm cúc, càng quan sát cúc, tôi càng ngưỡng mộ cúc những phẩm chất “người”. Cái đẹp của cúc ngời sáng và thánh thiện như gương mặt thiếu nữ, nhưng lại đằm thắm duyên dáng như tâm hồn thiếu phụ. Giản dị đấy mà không kém phần kiêu hãnh. Mềm mại đấy mà không kém phần cứng cáp. Ngay cả khi chết đi rồi, tàn úa rồi, thân cúc khô quắt lại, lá cúc héo rũ, cúc vàng vẫn như cười nụ, nụ cười bí ẩn với thời gian, với nhân gian. Tình yêu cúc vàng còn nhân lên gấp bội khi tình cờ được biết cúc còn là loài hoa có ích - có thể là một vị thuốc dân gian - và còn để ướp trà. Tôi yêu thêm hoa cúc bởi nhũng vẻ đẹp hữu ích và hương săc bền lâu ấy. Cúc vàng còn hiển hiện trong tâm thức nghề nghiệp của tôi, khi một nhà báo đồng nghiệp, nguyên là nhà giáo, cũng là người Hà Nội gốc, còn cha chị, một giáo sư, gia đình chị cũng là gia đình nhà giáo nổi tiếng của Hà Nội xưa, nói: “Em biết không, hoa cúc cũng là hoa tượng trưng cho nghề dạy học, cho nhà giáo đấy, vì nó có vẻ đẹp rất thanh cao!”. Tôi theo học một lớp ngoại ngữ, tiếng Anh. Thày giáo của tôi, một người Hà Nội gốc, gia đình có nhà thờ họ rất lớn. Khi thày còn sống, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11, tôi đều mang tới tặng thầy bó hoa cúc tươi rói, vàng rực. Trong nhà thầy, mỗi gian nhà thiết kế nội thất theo từng phong cách, phương Đông phương Tây. Bó hoa cúc vàng của tôi bao giờ cũng được thầy cắm trang trọng trong phòng khách lớn. Thầy mất rồi, thi thoảng tôi bỗng nhớ đến hình ảnh của thầy. Một ông giáo già cao lớn như người phương tây, có mái tóc bạc hơi lượn sóng nghệ sĩ, thầy thường đeo chiếc kính trắng, khoác chiếc áo măng tô và chống chiếc can. Nhớ đến câu nói của thầy: “Có lúc thầy nhớ tới em và tự hỏi, không biết con bé Dung của thầy có hạnh phúc không?”. Rồi thầy cười, nụ cười thật hiền hậu. Tôi đã lớn rồi, có chồng, có con, nhưng trong mắt thầy tôi vẫn chỉ là con bé... Tôi đã theo cúc vàng hay cúc vàng theo tôi trên mọi nẻo đường công tác, không biết nữa. Chỉ biết tôi đã sửng sốt, đã sững sờ, dọc con đường lên cao nguyên Lâm Đồng, cơ man nào là những vạt hoa cúc vàng. Những bông cúc quỳ nổi tiếng, từng nhẹ nhàng bước vào những trang văn tinh tế của Trần Thuỳ Mai, rực màu cam, cánh cứng cáp, vươn cao giữa nắng giữa gió, cứ lao xao trò chuyện suốt dọc đường. Vẳng đâu đây, tiếng hát trầm ấm đầy nội tâm của Cẩm Vân: “Nơi anh gặp em có hoa vàng rực rỡ, có khung trời mộng mơ...”. Và tôi đã không tin nổi trước mắt mình, phía xa, sau sân bay Liên Khương (Đà Lạt), cả một trời hoa, cả một cánh đồng hoa cúc vàng. “ Mùa thu vàng” trên cao nguyên là đây. Và, còn có điều này chắc nhiều người không biết. Mùa thu, trời rất trong và nắng rất hanh, nhưng lại là mùa khắc nghiệt. Đến làn da con gái còn trở nên khô ráp. Không một loài hoa nào sung mãn với mùa thu. Mùa thu không phải mùa của “Hoa đến thì... hoa nở”. Chỉ riêng cúc vàng, với sức sống và bản lĩnh sinh học, cứ vươn cao, cứ nở rộ, cứ vàng rực, cứ sáng ngời giữa đất trời. Như con người giữa cuộc đời vậy. Ôi, cúc vàng mùa thu! ![]() Hà Nội có bao nhiêu tên gọi ? Thăng Long - Hà Nội là kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam. Mảnh đất địa linh nhân kiệt này từ trước khi trở thành kinh đô của nước Đại Việt dưới triều Lý (1010) đã là đất đặt cơ sở trấn trị của quan lại thời kỳ nhà Tuỳ (581 - 618), Đường (618 - 907) của phong kiến phương Bắc. Từ khi hình thành cho đến nay, Thăng Long - Hà Nội có nhiều tên gọi. Chúng tôi xin chia các tên gọi ấy thành hai loại: Chính quy và không chính quy, theo thứ tự thời gian như sau: 1. TÊN CHÍNH QUY: Là những tên được chép trong sử sách do các triều đại phong kiến, Nhà nước Việt Nam chính thức đặt ra: Long Đỗ: Truyền thuyết kể rằng, lúc Cao Biền nhà Đường, vào năm 866 mới đắp thành Đại La, thấy thần nhân hiện lên tự xưng là thần Long Đỗ. Do đó trong sử sách thường gọi Thăng Long là đất Long Đỗ. Thí dụ vào năm Quang Thái thứ 10 (1397) đời Trần Thuận Tông, Hồ Quý Ly có ý định cướp ngôi nhà Trần nên muốn dời kinh đô về đất An Tôn, phủ Thanh Hoá. Khu mật chủ sự Nguyễn Nhữ Thuyết dâng thư can, đại ý nói: "Ngày xưa, nhà Chu, nhà Nguỵ dời kinh đô đều gặp điều chẳng lành. Nay đất Long Đỗ có núi Tản Viên, có sông Lô Nhị (tức sông Hồng ngày nay), núi cao sông sâu, đất bằng phẳng rộng rãi". Điều đó cho thấy, Long Đỗ đã từng là tên gọi đất Hà Nội thời cổ. Tống Bình: Tống Bình là tên trị sở của bọn đô hộ phương Bắc thời Tuỳ (581-618), Đường (618 - 907). Trước đây, trị sở của chúng là ở vùng Long Biên (Bắc Ninh ngày nay). Tới đời Tuỳ chúng mới chuyển đến Tống Bình. Đại La: Đại La hay Đại La thành nguyên là tên vòng thành ngoài cùng bao bọc lấy Kinh Đô. Theo kiến trúc xưa, Kinh Đô thường có "Tam trùng thành quách": Trong cùng là Tử Cấm thành (tức bức thành màu đỏ tía) nơi vua và hoàng tộc ở, giữa là Kinh thành và ngoài cùng là Đại La thành. Năm 866 Cao Biền bồi đắp thêm Đại La thành rộng hơn và vững chãi hơn trước. Từ đó, thành này được gọi là thành Đại La. Thí dụ trong Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ viết năm 1010 có viết: "... Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương (tức Cao Biền) ở giữa khu vực trời đất..." (Toàn thư, Tập I, H, 1993, tr 241). Thăng Long (Rồng bay lên). Đây là cái tên có tính văn chương nhất, gợi cảm nhất trong số các tên của Hà Nội. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết lý do hình thành tên gọi này như sau: "Mùa thu, tháng 7 năm Canh Tuất (1010) vua từ thành Hoa Lư, dời đô ra Kinh phủ thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long" (Toàn thư, Tập I, H, tr 241). Đông Đô: Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: "Mùa hạ tháng 4 năm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương - TM) coi phủ đô hộ là Đông Đô" (Toàn thư Sđd - tr 192). Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sử thần nhà Nguyễn chú thích: "Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hoá là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô" (Cương mục - Tập 2, H 1998, tr 700). Đông Quan: Đây là tên gọi Thăng Long do quan quân nhà Minh đặt ra với hàm nghĩa kỳ thị Kinh đô của Việt Nam, chỉ được ví là "cửa quan phía Đông" của Nhà nước phong kiến Trung Hoa. Sử cũ cho biết, năm 1408, quân Minh đánh bại cha con Hồ Quý Ly đóng đô ở thành Đông Đô, đổi tên thành Đông Quan. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Tháng 12 năm Mậu Tý (1408), Giản Định đế bảo các quân "Hãy thừa thế chẻ tre, đánh cuốn chiếu thẳng một mạch như sét đánh không kịp bưng tai, tiến đánh thành Đông Quan thì chắc phá được chúng" (Toàn thư Sđd - Tập 2, tr224). Đông Kinh: Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết sự ra đời của cái tên này như sau: "Mùa hạ, tháng 4 năm Đinh Mùi (1427), Vua (tức Lê Lợi - TM) từ điện tranh ở Bồ Đề, vào đóng ở thành Đông Kinh, đại xá đổi niên hiệu là Thuận Thiên, dựng quốc hiệu là Đại Việt đóng đô ở Đông Kinh. Ngày 15 vua lên ngôi ở Đông Kinh, tức là thành Thăng Long. Vì Thanh Hoá có Tây Đô, cho nên gọi thành Thăng Long là Đông Kinh" (Toàn thư - Sđd. Tập 2, tr 293). Bắc Thành: Đời Tây Sơn (Nguyễn Huệ - Quang Trung 1787 - 1802 - TM). Vì kinh đô đóng ở Phú Xuân (tức Huế - TM) nên gọi Thăng Long là Bắc thành"(Nguyễn Vinh Phúc - Trần Huy Bá - Đường phố Hà Nội - H. 1979, tr 12). Thăng Long (Thịnh vượng lên). Sách Lịch sử thủ đô Hà Nội cho biết: "Năm 1802, Gia Long quyết định đóng đô ở tại nơi cũ là Phú Xuân (tức Huế - TM), không ra Thăng Long, cử Nguyễn Văn Thành làm Tổng trấn miền Bắc và đổi kinh thành Thăng Long làm trấn thành miền Bắc. Kinh thành đã chuyến làm trấn thành thì tên Thăng Long cũng cần phải đổi. Nhưng vì tên Thăng Long đã có từ lâu đời, quen dùng trong nhân dân toàn quốc, nên Gia Long thấy không tiện bỏ đi ngay mà vẫn giữ tên Thăng Long, nhưng đổi chữ "Long" là Rồng thành chữ "Long" là Thịnh vượng, lấy cớ rằng rồng là tượng trưng cho nhà vua, nay vua không ở đây thì không được dùng chữ "Long" là "rồng" (Trần Huy Liệu (chủ biên). Lịch sử thủ đô Hà Nội, H. 1960, tr 81). Việc thay đổi nói trên xảy ra năm 1805, sau đó vua Gia Long còn hạ lệnh phá bỏ hoàng thành cũ, vì vua không đóng đô ở Thăng Long, mà hoàng thành Thăng Long lại lớn rộng quá. Hà Nội: Sách Lịch sử thủ đô Hà Nội cho biết: "Năm 1831, vua Minh Mạng đem kinh thành Thăng Long cũ hợp với mấy phủ huyện xung quanh như huyện Từ Liêm, phủ ứng Hoà, phủ Lý Nhân và phủ Thường Tín lập thành tỉnh Hà Nội, lấy khu vực kinh thành Thăng Long cũ làm tỉnh lỵ của Hà Nội". (Trần Huy Liệu (chủ biên). Lịch sử thủ đô Hà Nội. H. 1960, tr 82). 2. TÊN KHÔNG CHÍNH QUY: Là những tên trong văn thơ, ca dao, khẩu ngữ... dùng để chỉ thành Thăng Long - Hà Nội: Trường An (Tràng An): Vốn là tên Kinh đô của hai triều đại phong kiến thịnh trị vào bậc nhất của nước Trung Quốc: Tiền Hán (206 tr CN - 8 sau CN) và Đường (618 - 907). Do đó, được các nhà nho Việt Nam xưa sử dụng như một danh từ chung chỉ kinh đô. Từ đó cũng được người bình dân sử dụng nhiều trong ca dao, tục ngữ chỉ kinh đô Thăng Long. Thí dụ: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An Rõ ràng chữ Trường An ở đây là để chỉ kinh đô Thăng Long. Phượng Thành (Phụng Thành): Vào đầu thế kỷ XVI, ông Trạng Nguyễn Giản Thanh người Bắc Ninh có bài phú Nôm rất nổi tiếng: Phượng Thành xuân sắc phú (Tả cảnh sắc mùa xuân ở thành Phượng). Nội dung của bài phú trên là tả cảnh mùa xuân của Thăng Long đời Lê. Phụng thành hay Phượng thành được dùng trong văn học Việt Nam để chỉ thành Thăng Long. Long Biên: Vốn là nơi quan lại nhà Hán, Nguỵ, Tấn, Nam Bắc triều (thế kỷ III, IV, V và VI) đóng trị sở của Giao Châu (tên nước Việt Nam thời đó). Sau đó, đôi khi cũng được dùng trong thơ văn để chỉ Thăng Long - Hà Nội. Sách Quốc triều đăng khoa lục có đoạn chép về tiểu sử Tam nguyên Trần Bích San (1838 - 1877); ghi lại bài thơ của vua Tự Đức viếng ông, có hai câu đầu như sau: Long Biên tài hướng Phượng thành hồi Triệu đối do hi, vĩnh biệt thôi! Dịch nghĩa: Nhớ người vừa tự thành Long Biên về tới Phượng Thành. Trẫm còn đang hy vọng triệu ngươi và triều bàn đối, bỗng vĩnh biệt ngay. Thành Long Biên ở đây, vua Tự Đức dùng để chỉ Hà Nội, bởi vì bấy giờ Trần Bích San đang lĩnh chức Tuần phủ Hà Nội. Năm 1877 vua Tự Đức triệu ông về kinh đô Huế để sung chức sứ thần qua nước Pháp, chưa kịp đi thì mất. Long Thành: Là tên viết tắt của Kinh thành Thăng Long. Nhà thơ thời Tây Sơn Ngô Ngọc Du, quê ở Hải Dương, từ nhỏ theo ông nội lên Thăng Long mở trường dạy học và làm thuốc. Ngô Ngọc Du là người được chứng kiến trận đại thắng quân Thanh ở Đống Đa - Ngọc Hồi của vua Quang Trung. Sau chiến thắng xuân Kỷ Dậu (1789), Ngô Ngọc Du có viết bài Long thành quang phục kỷ thực (Ghi chép việc khôi phục Long thành). Hà Thành: Là tên viết tắt của thành phố Hà Nội được dùng nhiều trong thơ ca để chỉ Hà Nội. Thí dụ như bài Hà Thành chính khí ca của Nguyễn Văn Giai, bài Hà Thành thất thủ, tổng vịnh (khuyết danh), Hà Thành hiểu vọng của Ba Giai?... Hoàng Diệu: Ngay sau Cách mạng tháng Tám - 1945, đôi khi trong các báo chí của Việt Nam sử dụng tên này để chỉ Hà Nội. Ngoài ra, trong cách nói dân gian, còn nhiều từ được dùng để chỉ Thăng Long - Hà Nội như: Kẻ Chợ (Khéo tay hay nghề đất lề Kẻ Chợ - Khôn khéo thợ thầy Kẻ Chợ) Thượng Kinh, tên này để nói đất kinh đô ở trên mọi nơi khác trong nước, dùng để chỉ kinh đô Thăng Long (Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh). Kinh Kỳ, tên này nói đất có kinh đô đóng (Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến). Và đôi khi chỉ dùng một từ kinh như "Ăn Bắc, mặc Kinh". Bắc đây chỉ vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh), Kinh chỉ kinh đô Thăng Long. Loại tên "không chính quy" của Thăng Long - Hà Nội còn nhiều được sử dụng khá linh hoạt trong văn học, ca dao... kể ra đây không hết được. |