Đăng ký hoặc đăng nhập:
Sau khi đăng nhập, bạn sẽ có toàn quyền sử dụng các tính năng của VnVista
 Hiện có 290 người online (290 khách, 0 thành viên 0 thành viên ẩn)
 VnVista đã có 193,166 thành viên.
|
8 nguyên tắc cho một CEO giỏi
12:51 PM - Mon, 24/10/05
Các giám đốc điều hành (CEO) giỏi có thể là những người có tính cách,
thái độ, quan niệm về giá trị, điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Tuy
nhiên, để trở thành một giám đốc điều hành có sức thuyết phục, họ
thường phải tuân thủ 8 nguyên tắc.
Trước hết, phải đặt câu hỏi "Cần phải làm điều gì?''. Đây là một trong
những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của nhà quản trị
doanh nghiệp. Nếu không đặt ra được câu hỏi này, một CEO có nhiều quyền
lực và tầm ảnh hưởng nhất cũng có thể trở thành một người làm việc
không có kết quả.
Trả lời được cho câu hỏi này, thường nhiều nhiệm vụ khẩn cấp sẽ được
đặt ra. Tuy nhiên, những CEO làm việc có hiệu quả không tự “chia mình”
ra để thực hiện tất cả mà chỉ tập trung vào một nhiệm vụ có tính khả
thi nhất.
Câu hỏi thứ 2 cần được đặt ra là "Điều gì đúng đắn cho doanh nghiệp?".
Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng đối với các CEO ở doanh nghiệp gia
đình, nhất là khi họ phải ra những quyết định về vấn đề nhân sự. Trong
một công ty gia đình thành công, một người thân trong gia đình chỉ được
thăng chức nếu anh ta, cô ta vượt trội hơn những người không thuộc gia
đình ở cùng một cấp bậc và điều này phải thông qua một sự đánh giá rõ
ràng. Việc đặt câu hỏi “Điều gì là đúng đắn cho doanh nghiệp?” không
đảm bảo sẽ có một quyết định đúng đắn. Bởi vì ngay cả một CEO tài giỏi
nhất cũng là một con người và cũng có lúc mắc phải sai lầm và chịu ít
nhiều thành kiến. Nhưng nếu không đặt ra câu hỏi này, điều gần như chắc
chắn là CEO sẽ có một quyết định sai.
CEO cần xây dựng kế hoạch hành động. Nếu không chuyển những hiểu biết
của mình thành hành động, khi bắt tay vào công việc, các CEO cần lên kế
hoạch. Bạn cần phải nghĩ đến những kết quả không mong muốn, những hạn
chế, khó khăn có thể xảy ra, những điều cần xem xét, điều chỉnh lại
trong tương lai, những điểm cần kiểm tra; kế hoạch phân bổ thời gian để
thực hiện kế hoạch hành động đó.
Mỗi kế hoạch hành động là một bản tường trình những dự định chứ không
phải là một bản cam kết, một sự ràng buộc cứng nhắc. Kế hoạch hành động
cần phải được xem xét lại thường xuyên dựa trên những thay đổi về môi
trường kinh doanh, thị trường và nhất là nhân sự trong doanh nghiệp.
CEO phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Bạn chỉ nên ra
quyết định khi mọi người đã thông suốt những vấn đề như tên của người
chịu trách nhiệm thực hiện các kế hoạch hành động; thời hạn thực hiện;
tên của những người sẽ bị tác động bởi quyết định và do đó cần phải
biết, hiểu và tán đồng với quyết định đó - hay ít nhất là không chống
đối mạnh mẽ; tên của những người cần được thông báo về quyết định, ngay
cả khi quyết định đó không trực tiếp ảnh hưởng đến họ...
Xem xét lại quyết định một cách có hệ thống cũng là một công cụ đắc lực
giúp bạn tự phát triển. Qua việc kiểm tra kết quả của một quyết định
với những điều mong đợi, các CEO sẽ biết được đâu là điểm mạnh, điểm
yếu của mình, đâu là nơi họ đang thiếu kiến thức hay thông tin.
Thông thường, quá trình này sẽ cho họ biết quyết định của mình không
mang lại kết quả như mong đợi vì họ đã không bố trí đúng người, đúng
việc.
Bố trí những người giỏi nhất vào đúng việc là một công việc khá quan
trọng nhưng nhiều CEO lại ít để ý đến, bởi những người giỏi thường đã
rất bận rộn. Những CEO thông minh thường không tự mình quyết định hay
hành động trong những lĩnh vực họ còn yếu mà giao phó cho người khác
làm điều này.
Người ta cũng thường cho rằng chỉ có những CEO cấp cao mới ra quyết
định và chỉ có quyết định của họ mới có ý nghĩa. Đây chính là một sai
lầm nguy hiểm. Việc ra quyết định phải được thực hiện ở tất cả các cấp
của tổ chức. Bởi vì các nhân viên cấp dưới thường biết rõ về lĩnh vực
chuyên môn của mình hơn cấp trên nên quyết định của họ thường có một
tầm ảnh hưởng sâu rộng đến toàn công ty.
Những CEO giỏi cũng phải tự chịu trách nhiệm trong việc truyền đạt
thông tin. Họ phải bảo đảm rằng mọi người trong công ty hiểu được các
kế hoạch hành động của họ. Điều này cũng có nghĩa là họ chia sẻ các kế
hoạch của mình với tất cả các đồng nghiệp - cấp trên, cấp dưới, cũng
như đồng sự - và mong muốn họ đưa ra những lời bình luận.
Mặt khác, họ cũng cho các nhân viên biết họ cần thông tin gì để thực
hiện các kế hoạch đó. Thông tin từ cấp dưới lên cấp trên thường được
chú trọng nhất. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải chú ý đến các nhu cầu
thông tin của cấp trên và những người cùng chức vụ.
Tập trung vào các cơ hội. Những CEO giỏi thường tập trung vào các cơ
hội nhiều hơn những khó khăn. Dĩ nhiên, họ cũng cần quan tâm đến việc
giải quyết khó khăn. Tuy nhiên, điều này chỉ ngăn ngừa thiệt hại mà
không đem đến kết quả. Chỉ có việc khai thác cơ hội mới đem lại kết
quả. Trên tinh thần đó, các CEO hiệu quả xem một sự thay đổi là cơ hội
chứ không phải là mối đe dọa. Họ thường nhìn vào những thay đổi bên
trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp và tự hỏi: “Làm thế nào để chúng
ta có thể biến sự thay đổi này thành một cơ hội cho doanh nghiệp?".
Các CEO hiệu quả còn phải bảo đảm rằng những khó khăn không lấn át các
cơ hội. Trong hầu hết các công ty, trang đầu tiên của bản báo cáo quản
trị hằng tháng thường là những vấn đề khó khăn. Nếu là một CEO khôn
ngoan, bạn nên để những cơ hội lên trước và đưa những khó khăn ra sau.
Chỉ khi đã phân tích xong các cơ hội, bạn mới quay sang thảo luận những
khó khăn.
CEO phải tổ chức những cuộc họp có hiệu quả. Bí quyết để tổ chức một
cuộc họp có hiệu quả là xác định trước đó là cuộc họp gì. Các loại cuộc
họp khác nhau đòi hỏi các hình thức chuẩn bị khác nhau và sẽ đi đến
những kết quả khác nhau. Sau khi đã xác định nội dung và hình thức của
cuộc họp, bạn nên bám theo chúng và nên dừng cuộc họp lại ngay sau khi
đã đạt được mục đích chính. Bạn không nên đưa ra một vấn đề khác để
thảo luận mà nên tóm tắt lại những vấn đề đã bàn bạc để theo dõi tiếp.
Việc theo dõi, triển khai những kết luận của cuộc họp cũng quan trọng không kém bản thân cuộc họp.
Dùng từ “chúng tôi” trong suy nghĩ và lời nói. Các CEO có hiệu quả hiểu
rằng họ là người chịu trách nhiệm cuối cùng trong tổ chức và điều này
không thể chia sẻ hay giao phó cho ai. Tuy nhiên, họ có được quyền lực
chỉ vì họ được tổ chức tin tưởng. Điều này có nghĩa là họ nghĩ đến nhu
cầu và cơ hội của tổ chức trước khi họ nghĩ đến nhu cầu và cơ hội của
bản thân.
Để có được sự tin tưởng của các nhân viên và trở thành một người có
tính thuyết phục, bạn không nên dùng từ ''tôi'' trong suy nghĩ và hành
động của mình mà thay vào đó bạn nên dùng từ ''chúng tôi''.
(Sài Gòn Doanh Nhân)
Bài mới
Các bài khác
|
Blog - bài viết tiêu điểm
Nhật ký ngày 17 tháng 5 năm 2013
A ah, cả ngày hôm nay e chờ dòng tin nhắn hay một cú điện thoại của a thôi mà sao k có, em ngồi dưới trời nắng và điện mất như mún ngất ra khoảng không gian trống đó. Người đòi nợ gọi cho nhiều q... (xem đầy đủ)
Ôi tóc dài, tóc mau dài quá đi, bồng bềnh bềnh bồng , bay bay Tự nhiên hơi xoăn xoăn nữa ! Thik thik !
Mà giá nào cũng sẽ cut tiếp =.=
Áhhhhhhhhhhhhh hhh
Nhiều việc quá trời ơiiiiiiiiiiii !!!!!!!! Vô tháng 11 rồi, sắp không còn thấy ông mặt tr�... (xem đầy đủ)
Những ngày cuối tháng 11-vậy là kì thi đầu tiên của học kì 1 cuối cùng đã qua. Bao áp lực, vất vả của việc học hành thi cử tạm gác lại, xõa trận đầu với việc lòng vòng trên thành phố cả ngày thứ 7 cùng đứa bạn thân. Đã lâu m... (xem đầy đủ)
1.1.2014
Có một người bạn thân thật tốt, có thể cùng nhau lang thang ăn uống nhậu nhẹt như giang hồ thật đêm giao thừa
20 trứng cút lộn, 1 đĩa ốc, 1 đĩa ngêu, 1 bịch đậu và 2 chai bia sài gòn đỏ, chúng ta thật là ghê ^^
Trong những gi�... (xem đầy đủ)
Ngày mai con mắt sẽ như cú mèo
Làm việc đêm !
Đã dặn lòng là khó quá thì bỏ qua ... mà cuối cùng cứ vậy hoài, câu này nghe quen quen Cái đó gọi là gì nhỉ ? Chắc là nhớ ! Có cái j cứ thôi thúc mình ... rồi mình làm ... rồi mình có đ... (xem đầy đủ)
Những ngày qua, à không chính xác là mới hơn 2 ngày qua em đang rất mệt mỏi, rối bời trong đống cảm xúc do chính mình tạo ra, thấy mọi thứ quẩn quanh, bế tắc mà chẳng biết làm sao để thoát ra được. Định suy nghĩ thêm chút nữa mới n... (xem đầy đủ)
|