Nguyễn Mạnh Bình

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Thông tin cá nhân

nguyenmanhbinh
Họ tên: Nguyễn mạnh Bình
Nghề nghiệp: Giáo viên
Sinh nhật: 21 Tháng 10
Yahoo: manhbinhkb  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
" NHẬT TÂN, NHẬT TÂN, HỰU NHẬT TÂN" ( Ngày Mới, Ngày Mới, Lại ngày Mới ! )




THÔNG TIN MỚI
CÙNG CÁC EM HS CỦA TÔI
User Posted Image

Dãy lầu Nam-Trường THPT NĐC

Năm học 2010 - 2011
Năm học mới đã bắt đầu. Chúc các em có nhiều niềm vui và đạt được những điều mà bản thân em. cha mẹ và Thầy cô hằng mong muốn!
Hãy tự hào mình là hs trường THPT NĐC.

Nguyễn Mạnh Bình
stop.gif

Tin nhanh

(♥ Góc Thơ ♥)

Truyện cười

Người Kinh Bắc

Thân chào các bạn của tôi. Tôi lập Blog này nhằm để trao đổi thông tin. Hãy vào trang này và góp ý kiến phản hồi về tất cả các mục. Mong tin bình luận của các bạn.
Bạn cũng có thể gởi Email cho tôi theo đ/c: [email protected]

Thân ái thumb_up.gif


Trao ĐỔi KiẾn ThỨc MÔn VĂn
Mong được giao lưu trao đổi những kiến thức về môn văn trên lĩnh vực học tập và giảng dạy. Bạn hãy gởi tin, bài cho tôi theo địa chỉ Emal: [email protected]. Cám ơn ban!

Tik Tik Tak

NHẠC TUYỂN TRỮ TÌNH


   Trong: trang sáng tác
 
Ấy, cái thói ở đời nó vậy. Người biết lại sợ người không biết, người không biết thì chỉ có cách lừa người biết mà thôi.

Tôi đã từng đọc được nhiều câu thơ, bài thơ, lừa nhau tới chóng mặt. Kiểu như những câu thơ sau đây:

Tả lót, dăm bông, xúc xích

Xi líp đỏ nắng chớp cuồng đông sắp hết

Preview

VĂN HỌC GIỮA ĐỜI THƯỜNG

Lúc đương thời, có một nhà phê bình văn học trẻ, tìm đến thăm nhà văn Nguyễn Tuân, và nói:

-Thưa bác, cháu có ý định nghiên cứu về văn của bác, vậy xin được thọ lĩnh vài ý kiến của bác!

Bấy giờ Nguyễn Tuân đã cười mà nói:

- Tôi thì có gì để nói đâu! Nếu anh có ý định nghiên cứu văn của tôi thì cứ tìm đọc văn của tôi ấy!

Nguyễn Tuân xưa nay vẫn nổi tiếng là người hóm hỉnh và sâu sắc nước đời. Nói câu ấy, ý Nguyễn Tuân ràng ràng là muốn nhấn mạnh cái chất văn của văn học. Cái mà trong nhà trường, các thầy giáo, cô giáo thường nhấn mạnh là lối “hành văn”.

Bây giờ tác phẩm văn học đua nhau ra rất nhiều. Nào là nhà xuất bản bỏ tiền in cho, cơ quan chiếu cố bỏ tiền in cho, mạnh thường quân giúp đỡ in cho, rồi nào là tác giả tự bỏ tiền ra mà in, mượn tiền, vay tiền mà in, rồi nào là đầu nậu in cho để hy vọng kiếm lời. Sách thi nhau ra như bươm bướm. Thật đúng là thời kỳ trăm hoa đua nở. Nhưng xem ra, cũng khá nhiều tác giả họ chấp cả lời khuyên của nhà văn lớn Nguyễn Tuân; họ đâu có coi văn ra gì. Đối với họ, tác phẩm mới là số một. Tác phẩm hiện đại, phải diễn tiến nhanh như chiến thuật bóng đá hiện đại, theo lối đá chạm một. Các nhân vật xuất hiện, chuyền bóng vùn vụt cho nhau, loáng cái đã nhắm khung thành mà sút. Vô hay không, không cần thiết, cứ co giò sút thẳng cẳng một cú là hết truyện. Còn chất văn thì… chuyện nhỏ. Ý tưởng táo bạo mới là quyết định.

Xin dẫn ra đây mấy câu thơ của một nhà thơ nữ còn rất trẻ, nhưng đã “rất” gây được sự ồn ào trên văn đàn trong năm 2000 vừa qua.

Mặt trời lên từ râu lên

Anh ngày chan chứa đôi mắt em ngưỡng vọng

Anh chở em những ngày mùa Anh chưa bao giờ không đầy mãn

nguyện

Đôi môi em trên lưng anh uống nắng

Đôi môi đã tìm được nơi lưu trú vĩnh viễn của nó

Lúc 20 giờ 30

Ngày 8 tháng 7 năm 2000

Dẫu tất cả những ý nghĩ được phóng thích

Còn lại điều thuần khiết duy nhất:

“Em thuộc về anh!”

Sượt qua phế nang những kẻ yếm khí

Tiếng hát anh mọc lên mùi khói thuốc- Sự nhổm dậy của sóng hòa

âm tột cùng mọi thanh âm

Những đôi môi cuống quýt vội vã nồng nàn đau đớn

Những đôi môi ngậm tiếng thở gấp gáp, dặt dìu mộng du trong đêm

Những đôi môi hàm chứa giấc mơ mãn nguyện ngậm chặt nhau khi

thiếp ngủ

Ngày cũ đã bặt vô âm tín

Mặt trời mọc từ trí nhớ mới

Vết răng cắn ấn định số phận

(“Song mã” – Vi Thùy Linh)

Thơ như vậy, hiện nay đang được một số nhà thơ “tên tuổi” khen là thơ cách tân một cách bạo liệt. Điều đó làm tôi nhớ tới truyện ngắn “Cờ chơi lối mới” của Thạch Lam. Câu chuyện nôm na như vầy:

Anh hàng vải nọ lỡ độ đường lúc sập tối, tại làng của một ông cự phú rất siêu về cờ. Sợ mất gánh vải, anh nọ đánh tiếng xin vào hầu cụ ông ván cờ. Đang không có đối thủ, bỗng nhiên gặp được tay kỳ phùng tới từ phương xa thì còn gì bằng. Lo cho khách tắm rửa xong, cơm nước xong, chủ khách ngồi vào bàn chào hỏi nhau. Xong tất tật ngần ấy chuyện thì đã gần nửa đêm. Nhường nhau quân đen quân đỏ thêm một hồi nữa, đêm đã vào giờ tý. Cuối cùng, khách nể tình chủ, cầm quân đi trước, bằng cách lên con tướng. Chủ gia là tay cao cờ, thấy vậy thì hoảng lắm; vắt đầu nghĩ cả tiếng, vẫn không hiểu nước ấy là nươc gì. Bí qúa, đành thận trọng lên con tượng để phòng thủ cho chắc. Khách cười tủm tỉm. “Qủa lời đồn cụ là tay cao cờ không sai. Nay cụ đi nước ấy, thì con lại xuống tướng vật”. Đối thủ lên tướng rồi xuống tướng, lối chơi ấy là lối gì? Chủ nhà càng thêm bấn bí. Hay nó chấp mình, đi hai nước bằng không? Hay nó lừa mình để dàn binh gài bẩy? Nghỉ nát đầu không ra, thì… gà đã gáy sáng. Khách còn phiên chợ đường xa, phải cáo từ ra đi. Trước khi đi còn cung tay, kính cẩn mà nói: “Kính cụ! Chúng con bây giờ cờ chơi lối mới, cụ ở lại, cứ gẫm thử xem sao”.

Ấy, cái thói ở đời nó vậy. Người biết lại sợ người không biết, người không biết thì chỉ có cách lừa người biết mà thôi.

Tôi đã từng đọc được nhiều câu thơ, bài thơ, lừa nhau tới chóng mặt. Kiểu như những câu thơ sau đây:

Tả lót, dăm bông, xúc xích

Xi líp đỏ nắng chớp cuồng đông sắp hết

Leng keng lối cỏ đi về trên ngực đất

Phì phò gió húc bờ sông lở bong gân

Trở lại với chuyện văn của cụ Nguyễn Tuân, tôi nhớ Nguyễn Tuân có lần đã nói rằng: Chữ văn có sáu tầng. Tít trên cao là văn minh. Tầng dưới là văn hiến. Dưới nữa là văn hóa. Rồi văn nghệ. Đến văn học. Gốc là văn chương.

Có lẽ chúng ta cũng nên tản mạn về chuyện văn học với văn chương một chút, để hiểu hơn sự hóm hỉnh mà sâu sắc của cụ Nguyễn.

Môn văn học ở nhà trường cũng như khoa văn học trong xã hội, đáng lẽ phải xác định đối tượng là những tác phẩm văn chương có tính nghệ thuật, mà đặc trưng hàng đầu là tính hình tượng; nhưng thực tế trong sách giáo khoa văn học bậc phổ thông trung học, lại có không ít những tác phẩm không thuộc phạm trù văn chương, mà là những tác phẩm mang tính chính trị, tính triết học. Hình như có điều bất ổn nào đó, đòi hỏi ta phải định nghĩa lại về văn học và văn chương.

Trong tư duy của người phương Đông, nhiều học giả đã từng cho rằng: Văn là gì? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì? Chương là vẻ sáng. Lời nói của người ta, rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp và sáng, cho nên gọi là văn chương(Phan Kế Bính). Theo như quan niệm này thì văn chương tức là lối hành văn sao cho thật sáng và thật đẹp.

Trong tư duy của người phương Tây, khi nói về văn học, họ cho rằng: Văn học bao gồm toàn bộ những nguyên tắc nghệ thuật viết văn, và về thực tiễn, các tác phẩm là những kết qủa của những nguyên tắc đó.

Đông Tây không nhập được vào với nhau, nên đến bây giờ chúng ta vẫn còn lúng túng, chưa có được một định nghĩa đích đáng về văn học. “Hịch tướng sĩ” là lời kêu gọi học tập binh thư, “Thư lại dụ Vương Thông” là thư chiêu hàng, “Hoàng Lê nhất thống chí” là sách lịch sử, “Bản án chế độ thực dân Pháp” là sách chính trị… Nhưng rõ ràng, ai cũng phải thừa nhận, đó là các tác phẩm văn học có giá trị, kể cả giá trị văn chương. Vậy thì phải xếp những tác phẩm này vào loại nào đây?

Thôi, cứ để các nhà nghiên cứu làm nốt công việc của họ. Bây giờ chúng ta lại trở về với chữ “văn” của cụ Nguyễn vậy. Theo như tôi đã nói, chữ “văn” Nguyễn Tuân nói, là văn của văn chương, là cái gốc của Văn. Đã nói tới văn chương phải nói tới ngôn ngữ. Ngôn ngữ và văn chương có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Văn chương là nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn ngữ, nhưng bản chất của ngôn ngữ và văn chương lại rất khác nhau. Ngôn ngữ có chức năng công cụ trung tính để giao tiếp xã hội, còn văn chương lại là một hình thái ý thức xã hội thuộc phạm trù mỹ học. Khoa ngôn ngữ học nghiên cứu các đơn vị thuộc các cấp độ khác nhau của ngôn ngữ, như: âm vị, hình vị, từ và câu. Trong khi đó, nghệ thuật văn chương thì không dừng lại ở từ pháp và cú pháp; mà đặc biệt quan trọng hơn nhiều là những hình thức nghệ thuật trên câu(ta gọi là siêu cú pháp), như: Chương pháp(nghệ thuật cấu trúc chương, hồi, đoạn tác phẩm) và thiên pháp(nghệ thuật xây dựng toàn bộ tác phẩm), và gần đây là ngôn ngữ học văn bản, ngữ pháp văn bản(nghiên cứu tất cả các yếu tố cấu tạo thành văn bản- bao gồm cả văn bản văn chương, cũng như các văn bản khoa học, xã hội, kinh tế, chính trị…).

Nói đến ngôn ngữ học, không thể không nói tới phong cách học, với đối tượng nghiên cứu của nó là các kiểu lựa chọn ngôn ngữ, cũng như giá trị biểu cảm của các kiểu lựa chọn ấy.

Năm 1972, lúc còn là anh lính đánh nhau ở trong đồng, một lần tôi nghe anh bạn gọi ra xem chị Hai láng sình, tôi cứ thắc mắc hoài: tại sao lại gọi là chị Hai láng sình! Mãi đến năm 1977, khi đã chuyển ngành, tôi mới có thời gian nghiên cứu đặc thù ngôn ngữ Nam Bộ, mới hiểu được thế nào là láng sình.

Hồi đó, quần may bằng vải satanh là mơ ước thời thượng của mấy cô, mấy chị. Thứ vải này rất mềm, rất mượt và rất chảy, mặc vào cứ thấy lóng lánh ngời lên như sình non. Bởi vậy ai mặc quần satanh thì người đó đem lại cho ta cảm giác láng sình, nên mới gọi là chị Hai láng sình. Cùng hệ thống chỉ mức độ láng và mượt, Nam Bộ có các từ: láng sình, láng o, láng bóng, láng cón, láng nhẩy, láng lức, láng te… Nếu biết chọn lựa kiểu sử dụng thì khả năng biểu cảm sẽ rất lớn, bởi tính chất hiển ngôn của nó. Đó chính là một đặc thù của ngôn ngữ Nam Bộ: tính hình tượng cụ thể. Chẳng hạn như khi ta nói: ngồi chò hỏ, ngồi chóc ngóc, ngồi chành bành, ngồi chù ụ, đứng chàng hảng, nằm chè hẻ, nằm chềnh ểnh… Rõ ràng các tư thế nằm, ngồi, đứng ấy, hiện ra rất cụ thể. Hay như kiểu người Nam Bộ nói: Phải không, phải hông, phải hôn… chẳng hạn.

Viết văn muốn ra sắc thái văn chương Nam Bộ, nhất thiết phải nắm vững phong cách ngôn ngữ Nam Bộ, hệ thống từ vựng Nam Bộ, từ đó mà tiến hành lựa chọn để sử dụng một cách hiệu qủa nhất- tức là nghiên cứu ngữ dụng học của ngôn ngữ tạo văn bản.

Chẳng hạn trong hệ thống từ sau đây: chang bang, tổ trảng, bành ky, ế cum, chần dần… chỉ sự to qúa mức bình thường, nhà văn Nguyễn Thi đã chọn đúng từ đắc địa nhất để miêu tả chân dung chị Út Tịch sau khi thắng trận:

“Thắng giặc trở về, chị Út sẵn cái bụng bầu chang bang, bước ra làm ông Địa. Trống đánh tùng tùng. Lân múa té nghiêng té ngửa”.

Hay trong hệ thống các từ sau đây: nhỏ thó, nhỏ nhíu, nhỏ xíu, tí nị, tí hỏn, tí nhau, tí hỉn… ca dao Nam Bộ có câu như sau:

Nước chảy liu riu lục bình trôi líu ríu

Anh thấy em nhỏ xíu anh thương

Hay như câu:

Nước cảy liu riu rau dừa trôi quặn qịu

Anh mãng thương nàng lịu địu xuống lên

Tất nhiên, nói tới văn học thì không chỉ nói về văn chương, mà còn phải nói tới nhiều yếu tố cấu thành khác nữa. Chẳng hạn, để viết một bài thơ về bông súng, tôi đã phải tham khảo rất nhiều bài thơ khác về hoa và về bông súng, để từ đó, cùng với vốn sống thực tế của mình mà tìm cách thể hiện.

Như bài thơ “Hoa súng” của Chế Lan Viên, ông đã khám phá ra vẻ đẹp đến phát ghen lên của loài hoa dân dã ấy, mà thốt thành lời.

Sáng nay ra đường gặp ai?

Gặp hoa súng hồng.

Hồng như chưa từng có môi nào hồng được vậy!

Đến nỗi anh qua rồi còn quay ngoắt lại

Hỏi:

Hoa súng hồng, hoa súng hồng, mày có phải hoa không?

Bài thơ hay tới sững sờ. Tôi chỉ đọc có một lần, cách đây gần 20 năm, mà cứ bị ám ảnh mãi. Để xua đi nỗi ám ảnh sợ hãi về vẻ đẹp của hoa ấy, của thơ ấy, tôi đã mày mò viết khá nhiều bài thơ về hoa súng, để rồi cuối cùng, tôi tự chọn lấy một bài của riêng mình. Bài thơ có tên là:

BÔNG SÚNG

Hoa đẹp như môi em

sao người ta lại gọi hoa là hoa bông súng!

Bông súng hồng, bông súng trắng,

có cả bông súng vàng.

Nào dám giết ai đâu

đến cả mùi hương hoa cũng không hề tỏa,

Vươn từ bùn

hoa tinh khiết môi em.

(Thơ Hồ Tĩnh Tâm)

Ngày 31 tháng 8 năm 2001

Hồ Tĩnh Tâm


« Các bài cũ hơn · Nguyễn Mạnh Bình · Các bài mới hơn »

Bình luận

Mạnh Bình
Aug 24 2007, 06:54 PM
Bình luận #1


Unregistered









Nhà văn Hồ Tĩnh Tâm có cái nhìn rất sâu sắc về văn chương và cái gọi là dạy văn. Bài viết này anh comant cho tôi và tôi đang tải lên đây cũng là muốn để mọi người, nhất là các em hs, hành xử với văn chương cho đúng nghĩa là văn chương đích thực. Cảm ơn anh!
Quote Post

 

 Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024 VnVista.com