Nguyễn Mạnh Bình

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Thông tin cá nhân

nguyenmanhbinh
Họ tên: Nguyễn mạnh Bình
Nghề nghiệp: Giáo viên
Sinh nhật: 21 Tháng 10
Yahoo: manhbinhkb  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
" NHẬT TÂN, NHẬT TÂN, HỰU NHẬT TÂN" ( Ngày Mới, Ngày Mới, Lại ngày Mới ! )




THÔNG TIN MỚI
CÙNG CÁC EM HS CỦA TÔI
User Posted Image

Dãy lầu Nam-Trường THPT NĐC

Năm học 2010 - 2011
Năm học mới đã bắt đầu. Chúc các em có nhiều niềm vui và đạt được những điều mà bản thân em. cha mẹ và Thầy cô hằng mong muốn!
Hãy tự hào mình là hs trường THPT NĐC.

Nguyễn Mạnh Bình
stop.gif

Tin nhanh

(♥ Góc Thơ ♥)

Truyện cười

Người Kinh Bắc

Thân chào các bạn của tôi. Tôi lập Blog này nhằm để trao đổi thông tin. Hãy vào trang này và góp ý kiến phản hồi về tất cả các mục. Mong tin bình luận của các bạn.
Bạn cũng có thể gởi Email cho tôi theo đ/c: [email protected]

Thân ái thumb_up.gif


Trao ĐỔi KiẾn ThỨc MÔn VĂn
Mong được giao lưu trao đổi những kiến thức về môn văn trên lĩnh vực học tập và giảng dạy. Bạn hãy gởi tin, bài cho tôi theo địa chỉ Emal: [email protected]. Cám ơn ban!

Tik Tik Tak

NHẠC TUYỂN TRỮ TÌNH


   Trong: LỚP 12 - TLTK
 

BÊN KIA SÔNG ĐUỐNG

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket
HOÀNG CẦM

Œ Kiểm tra bài cũ :

  • Bức tượng đài về người chiến sĩ Tây Tiến được tác giả Quang Dũng thể hiện như thế nào? Qua đó tác giả muốn khảng định điều gì với người đọc?
  • Nét đặc sắc về bút pháp nghệ thuật của tác giả?

 Giơí thiệu bài mới : Tình yêu quê hương đất nước là một chủ đề mang tính truyền thống của văn học Việt Nam. Nội dung này được được thể hiện rất rõ trong Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm…

Nội dung

I.Giới thiệu :
1) Tác giả : Sgk
- Bùi Tằng Việt (1922) quê Bắc Ninh
- Xuất thân trong gia đình nhà nho nghèo.
+ Cha : nhà nho nghèo
+ Mẹ : xinh đẹp, hát quan họ hay.
- Có khiếu thơ từ nhỏ
- 1936 chính thức sáng tác thơ diễn viên kịch
- Tác phẩm : thơ, kịch thơ, tr thơ, hồn thơ HC gắn chặt với quê hương K.Bắc một trung tâm văn hóa cổ xưa.
2) Hoàn cảnh sáng tác :
Một đêm tháng 4 - 1948 khi nghe Hoàng Cầm đang công tác văn nghệ tại chiến khu Việt Bắc, hay tin quê hương bị giặc Pháp chiếm đóng
® đau đớn căm giận – ngay đêm ấy viết liền một mạch bài thơ.

II.Chủ đề :
Tình yêu quê hương đầt nước qua sự gắn bó và tự hào về quê hương tươi đẹp có đời sống văn hóa phong phú lâu đời, và qua nỗi đau xót nhớ tiếc khi quê hương bị giặc tàn phá.

III. Bố cục :
* Phần 1:
- Đoạn 1: ( 10 câu ) Cái nhìn toàn cảnh về quê hương Bên Kia Sông Đuống
- Đoạn 2 : (….. nguôi hờn ) Nỗi đau xót nhớ tiếc khi quê hương bị giặc tàn phá
* Phần 2: Bộ đội trở về, nhân dân đứng lên cùng bộ đội chống giặc.

IV.Phân tích :

A.Phần 1 :

1) Cái nhìn toàn cảnh về quê hương Bên Kia Sông Đuống

a) 2 câu đầu :

- “Em ơi buồn làm chi”® tiếng gọi và lời an ủi.

“Em” là nhân vật phiếm chỉ (cô gái BN), là đối tượng đồng cảm để nhà thơ bộc lộ tâm sự .

- “Anh đưa em về ông Đuống” ® con đường hoài niệm.

b) 6 câu :

* Hình ảnh sông Đuống : ngày xưa … trôi đi … trong kháng chiến -> dòng sông từ quá khứ, chảy về hiện tại cuộc kháng chiến của dân tộc.

- “Một dòng lấp lánh” ® vẻ đẹp sáng trong.

- “nằm nghiêng nghiêng” (không gian địa lí) “trong kháng chiến trường kì “(thời gian lịch sử)

® chi tiết sáng tạo : dòng sông rất duyên dáng, như một thực thể sinh động có linh hồn, có nỗi niềm trăn trở cùng quê hương đất nước.

® Bằng cảm xúc mãnh liệt và trí tưởng tượng phong phú nhà thơ tạo nên hình ảnh dòng sông đầy ấn tượng, xáo trộn cả không gian và thời gian.

w Hình ảnh làng quê Bắc Ninh :

-“Cát trắng phẳng lì”® vẻ đẹp hiền hòa, bình yên

- “xanh xanh bãi mía, bờ dâu”, ngô khoai biêng biếc” ® màu xanh tươi, bạt ngàn, vùng quê trù phú, cuộc sống ấm no.

c) 2 câu cuối :

- “ Sao nhớ tiếc , Sao xót xa …” -> tg tự hỏi lòng mình; giọng thơ day dứt, xót xa đến quặn thắt

- “xót xa như rụng bàn tay”® diễn tả độc đáo, bất ngờ đã cụ thể hoá nỗi đau của nhà thơ : quê hương là màu thịt - nỗi đau tinh thần và thể xác.

Þ Với những hình ảnh gần gũi thân quen, lời lẽ giản dị, nhà thơ tái hiện hình ảnh quê hương KB hiền hòa tươi đẹp và nỗi đau đớn, xót xa khi quê hương bị giặc đánh phá; qua đó người đọc nhận ra tình yêu quê hương đất nước sâu đậm trong tác giả.

2) Nỗi đau xót, nhớ tiếc khi quê hương bị giặc tàn phá.

a) Kinh Bắc thuở thanh bình :

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

                                            ĐÀN LỢN ÂM DƯƠNG

- “ Quê hương ta” vang lên trìu mến, thiết tha.

- Lúa nếp thơm nồng ® hương vị nồng nàn, biểu tượng của cuộc sống ấm no, sung túc

-Tranh Đông hồ: với đề tài bình dị mang hồn dân tộc, “nét tươi trong”,“sáng bừng” ® biểu tượng của đời sống tinh thần lành mạnh, sự rạng rỡ của nền văn hóa lâu đời của dân tộc.

- Đền, Chùa, Miếu ® di tích văn hóa dân tộc.

- Sinh hoạt hội hè, đình, đám, chợ búa ® nếp sống thanh bình, khát vọng hạnh phúc bình yên.

- Người dân KB : cụ già, cô gái, em thơ, … hiện lên với nét dân dã, hiền lành, chất phác, hăng sai lao động.

Þ Tình cảm yêu thương, gắn bó, niềm tự hào về quê hương xinh đẹp có đời sống văn hóa phong phú lâu đời và đặm đà bản sắc dân tộc.

b) Kinh Bắc bị giặc tàn phá:

* Cảnh tượng làng quê bị giặc tàn phá :

-“Ngùn ngụt lửa hung tàn”, “ruộng khô”, “nhà cháy” “ kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang”.

- Mẹ con đàn lợn âm dương > < chia lìa đôi ngã

- Đám cưới chuột tưng bừng rộn rã > < tan tác …

® cuộc sống chia lià, tan tác .Tác giả mượn hình ảnh trong tranh để diễn tả cảnh tượng thật ngoài đời , cả nền nghệ thuật dân gian cũng bị thiêu huỷ.

- ”Bây giờ tan tác về đâu” ? -> một nỗi lo, sự trăn trở.

* Cuộc sống của con người trong chiến tranh :

- Hình ảnh mẹ”già nua” “còm cõi” “gánh hàng rong” -> khắc hoạ đậm nét cái nghèo khổ, đáng thương của người dân lao đông KB .

- “ bước cao bước thấp” (gợi tả ) “lòng đói dạ sầu”, “đường trơn mưa lạnh” ® gợi nhiều thương cảm, xót xa cho thân phận bơ vơ tội nghiệp trong chiến tranh.

-> Bà mẹ còn là biểu tượng cho con người VN, hình ảnh đất nước VN đau thương, quằn quại trong chiến tranh.

- Số phận những đứa trẻ thơ trong chiến tranh : “tranh nhau bát cháo ngô”, “chui gầm giường tránh đạn”, “ú ớ cơn mê”, “thon thót giật mình”

® những đứa trẻ đáng thương đói khát, bơ vơ, sợ hãi. Cả ngày lẫn đêm, khi thức giấc hay ngủ, cái chết luôn rình rập đe doạ chúng.

w Điệp khúc :“Bây giờ tan tác về đâu?”

“Bây giờ đi đâu về đâu?”

® Gợi lên không khí loạn ly, tan tác. Nỗi đau xót, nhớ tiếc dâng trào.

w Đoạn thơ kể tội quân thu : hình ảnh quân thù hiện lên như bầy dã thú điên cuồng, khát máu.

Giọng thơ vút lên phẫn nộ :“Đã có đất này chép tội”

Þ Với những câu thơ dài, ngắn như tiếng khóc nghẹn ngào, những hình ảnh, chi tiết gợi lên cuộc sống đau thương trên quê hương KB khi giặc Pháp chiếm đóng, tác giả đã thể hiện nỗi đau đớn, xót xa, nhớ tiếc tột cùng .

B. Phần 2 : Cảnh bộ đội trở về làng và nhân dân đứng lên đánh giặc cùng bộ đội bảo vệ quê hương.

Bài thơ khép lại bằng 1 hình ảnh rầt đẹp, 1 viễn cảnh tràn đầy ánh sáng và không khí hội hè

V.Tổng kết :

´ Nội dung : Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương, gắn bó sâu sắc với quê hương, với nền văn hóa trong sáng, lành mạnh của dân ta, những nỗi đau xót, nhớ tiếc, căm giận khi quê hương bị giặc tàn phá

´ Nghệ thuật : Lời lẽ mộc mạc, giản dị, hình ảnh chọn lọc gợi cảm, những so sánh táo bạo, nghệ thuật tương phản trong cấu tứ.. Bài thơ đậm đà bản sắc dân tộc…

Œ Củng cố :

w Hình ảnh Quê hương Kinh Bắc thanh bình được tác giả thể hiện như thế nào? Qua đó nói lên nội dung gì?

w Thử tìm hiểu về một số những nét nghệ thuật đặc sắc mà tác giả đã thể hiện trong bài?

 Hướng dẫn chuẩn bị bài

- Soạn bài : “Đôi mắt” – Nam Cao : Tìm hiểu cách sống và cách nghĩ của 2 nhà văn

Hoàng và Độ. Nguyên nhân tạo nên nét khác biệt của hai nhà văn .


LÁ DIÊU BÔNG

Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều
Cuống rạ
Chị bảo
Đứa nào tìm được Lá Diêu bông
Từ nay ta gọi là chồng

Hai ngày Em tìm thấy Lá
Chị chau mày
Đâu phải Lá Diêu bông
Mùa đông sau Em tìm thấy Lá
Chị lắc đầu
trông nắng vãn bên sông
Ngày cưới Chị
Em tìm thấy Lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim

Chị ba con
Em tìm thấy Lá
Xòe tay phủ mặt Chị không nhìn

* * *
Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Từ thuở ấy
Em cầm chiếc Lá
đi đầu non cuối bể
Gió quê vi vút gọi
Diêu bông hời...
...ới Diêu bông...!

-- Rét 1959
Hoàng Cầm


« Các bài cũ hơn · Nguyễn Mạnh Bình · Các bài mới hơn »

Bình luận

kim hang
May 12 2011, 01:35 PM
Bình luận #1


Unregistered









tai sao phan 2 thay khong goi y...em thay doan cuoi la hay nhat day thay!!! ngay non song dat nuoc tro lai binh yen.
Quote Post

 

 Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024 VnVista.com