Nguyễn Mạnh Bình

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Thông tin cá nhân

nguyenmanhbinh
Họ tên: Nguyễn mạnh Bình
Nghề nghiệp: Giáo viên
Sinh nhật: 21 Tháng 10
Yahoo: manhbinhkb  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
" NHẬT TÂN, NHẬT TÂN, HỰU NHẬT TÂN" ( Ngày Mới, Ngày Mới, Lại ngày Mới ! )




THÔNG TIN MỚI
CÙNG CÁC EM HS CỦA TÔI
User Posted Image

Dãy lầu Nam-Trường THPT NĐC

Năm học 2010 - 2011
Năm học mới đã bắt đầu. Chúc các em có nhiều niềm vui và đạt được những điều mà bản thân em. cha mẹ và Thầy cô hằng mong muốn!
Hãy tự hào mình là hs trường THPT NĐC.

Nguyễn Mạnh Bình
stop.gif

Tin nhanh

(♥ Góc Thơ ♥)

Truyện cười

Người Kinh Bắc

Thân chào các bạn của tôi. Tôi lập Blog này nhằm để trao đổi thông tin. Hãy vào trang này và góp ý kiến phản hồi về tất cả các mục. Mong tin bình luận của các bạn.
Bạn cũng có thể gởi Email cho tôi theo đ/c: [email protected]

Thân ái thumb_up.gif


Trao ĐỔi KiẾn ThỨc MÔn VĂn
Mong được giao lưu trao đổi những kiến thức về môn văn trên lĩnh vực học tập và giảng dạy. Bạn hãy gởi tin, bài cho tôi theo địa chỉ Emal: [email protected]. Cám ơn ban!

Tik Tik Tak

NHẠC TUYỂN TRỮ TÌNH


   Trong: LỚP 12 - TLTK
 

LÝ LUẬN VĂN HỌC

SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ CỦA VĂN HỌC

A . YÊU CẦU :
• Giúp học sinh có cái nhìn tổng quát về văn học, có ý thức về sự vận động của văn học trên phương diện lịch sử
• Hiểu được tính quy luật ở sự vận động ấy trên hai phương diện : Vận động của văn học & sự vận động của LỊCH SỬ VĂN HỌC
• Nắm được một số thuật ngữ Văn học như Thời kỳ văn học, trào lưu vh

NỘI DUNG

I / VẬN ĐỘNG CỦA VĂN HỌC
Vận động của văn học phụ thuộc vào các yếu tố của đời sống XH
 Ở góc độ Lịch sử :
sinh hoạt văn học luôn gắn liền với sinh hoạt xã hội, có quan hệ với thời đại của nó rất chặt chẽ ( văn học là sự tổng hoà các mối quan hệ trong xã hội )  Xã hội biến đổi  Văn học cũng biến đổi theo .
 Nét riêng của LSVH:
• Lịch sử văn học không hoàn toàn đồng nhất với lịch sử xã hội :
+ Về nội dung :Văn học không đề cập đến toàn bộ lịch sử xã hội mà chỉ đề cập đến một số mảng lịch sử trong thế giới hình tượng của nó .
+ Về thời điiểm : Sự phân định các thời kỳ văn học không phải bao giờ cũng trùng với thời điểm lịch sử .
 Sự vận động lịch sử của văn học chịu ảnh hưởng của đời sống chung của xã hội ( Chi phối phụ thuộc ) song nó cũng có những độc lập tương đối trong quy lật nội tại .
II/ HAI KHÁI NIỆM CHÍNH ĐỂ KHẢO SÁT LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC :
 Thời kỳ văn học : là một giai đoạn lịch sử mà trong đó, sự phát triển của văn học mang những nét riêng nào đó khác với những giai đoạn trước và sau đó .
• Cách xác định TKVH ? Cần linh hoạt
-Có trường hợp mốc TKVH trùng với mốc của lịch sử ( vd: Từ 1945 đến nay .)
-Có trường hợp xác định TKVH gắn với đặc điểm trong lịch sử của bản thân văn học ( như tư duy nghệ thuật , ngôn ngữ , trào lưu… )
 Trào lưu văn học :
• Khái niệm trào lưu văn học dùng để chỉ sự phát triển mạnh mẽ của văn học trong một giai đoạn nào đó gắn với những tác phẩm được sáng tác theo một cương lĩnh chung, mang hàng loạt những đặc điểm chung .
• Trào lưu là một hiện tượng mang tính lịch sử : Xuất hiện trong một thời điểm nào đó rồi mất đi (vd :văn học Lãng mạn … )
• Tiêu chuẩn chủ yếu để xác địmh trào lưu là tính cương lĩnh , tính tự giác của việc tuân theo một nguyên tắc ( bao trùm lên toàn bộ các sáng tác của các nhà văn riêng lẻ) thường được các nhà văn theo đuổi, ủng hộ  Thường tạo ra những trường phái gắn liền với chúng ( vd: Tự Lực Văn Đoàn
• Trên thế giới và nước ta có nhiều trào lưu văn học, nó ghi nhận đánh dấu sự phát triển của văn học, và là một trong những khái niệm chính để khảo sát sự phát triển lịch sử của văn học .
III/TIẾN BỘ TRONG VĂN HỌC :
 Khái niệm : Tiến bộ trong văn học là sự vận động đổi mới không ngừng , tuy có những thăng trầm trong từng giai đoạn khác nhau nhưng luôn đem lại cho văn học những giá trị , giúp cho văn học phát triển hong phú, tiến bộ hơn .
 Tiến bộ trong văn học khác với tiến bộ trong khoa học tự nhiên : Không phải cái có sau bao giờ cũng hơn cái có trước …( do nhiều yếu tố ). Chính vì vậy mà có những tác phẩm trong quá khứ không hề bị vượt qua .
 CÂU HỎI HƯỚNG DẪN CỦNG CỐ
1)Vận động của văn học phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
CÁC GIÁ TRỊ VĂN HỌC
VÀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC
  
NỘI DUNG
I / CÁC GIÁ TRỊ CỦA VĂN HỌC :
1 . Giá trị về nhận thức : Anghen nói “ Xung quanh bức tranh này, Banzac tập trung toàn bộ LS nước Pháp , Trong dó, ngay cả về phương diện chi tiết kinh tế , tôi cũng biết được nhiều hơn các sách của các chuyên gia , các nhà sử học, kinh tế học, thống kê học cộng lại .”
Văn học luôn khám phá XH & Con ngưòi; hai đối tượng mà nó luôn hướng tới nhất là nó phản ảnh hiện thực bằng Hình tượng văn học nên nó luôn sống động (Khác với những khái niệm của khoa học ) .
-> Chức năng nhận thức của văn học giúp ta hiểu đời, hiểu người hơn và soi vào đó để ta hiểu mình hơn .
-> Chú ý đến ba đối tượng như sách GK :biết và hiểu là hai mặt thuộc nội dung nhận thức ; còn 3 khái niệm là sự đánh giá trình độ, mức độ của những nội dung ấy .
2 . Giá trị tư tưởng – tình cảm :
-Văn học không chỉ là hoạt động nhận thức mà còn là nhu cầu cần bộc lộ tình cảm của chính tác giả với người đọc . Nó bộc lộ nội dung tư tưởng , tình cảm ở hai mặt như sau :
 Sự gởi gắm tình cảm của tác giả vào T.P như thế nào ( phong phú hay đơn giản, nhẹ nhàng hay quyết liệt …) tuỳ thuộc vào bản tính , tâm huyết và kinh nghiệm sống của nhà văn … Bản thân cách thể hiện của tác giả tác động đến ngưòi đọc như thế nào
 Vấn đề nội dung XH, nhân văn và khuynh hướng tư tưởng tình cảm bộc lộ trong tác phẩm ( yêu ghét gì ? …) -> Đó là thái độ của nhà văn với quê hương đất nước , với con người và với những vấn đề XH, nhất là vấn đề đạo đức => tác động đến người đọc
Khi xác định tư tưởng tình cảm , chúng ta cần chú ý vào 5 khái niệm (SGK) .
TÓM LẠI : Nhờ có giá trị tư tưởng , tình cảm trong TP.văn học mà gúp con người có đời sống tình cảm ngày càng phong phú hơn , tinh tế hơn, góp phần giáo dục nâng cao tư cách con người .
3 . Giá trị thẩm mỹ : ( Chủ yếu nói đến hình thức TP )
 Nói đến giá trị thẩm mỹ của một tác phẩm văn học là nói đến cái hay cái đẹp của TP , mang lại cho người đọc sự thích thú, kích thích sự sáng tạo của độc giả .
 Trước tiên, nó thể hiện ở tài năng của nhà văn trong việc dùng từ đặt câu, kết cấu bố cục vv. Đặc biệt là tạo ra những hình tượng độc đáo hấp dẫn người đọc lâu bền
 Thứ hai : Bản thân các hình thức Nghệ thuật không tồn tại độc lập mà nó phải thể hiện một nội dung nào đó . Bởi vậy , cái hay, cái tài của tác giả là nói hết cái ý, cái tình mà người đọc cảm thấy như đã nói giúp họ đúng nhất .
 Ngoài ra, cái mới và cái độc đáo cũng là tiêu chuẩn để đánh giá giá trị thẩm mỹ của TP
 Tóm lại , Giá trị thẩm mỹ của mỗi tác phẩm là thứ keo kết dính mọi giá trị của tác phẩm , tạo thành giá trị chỉnh thể của TP nghệ thuật. Đó là sự thống nhất của cái chân–thiện– mỹ .
- Củng cố bài học – Giao việc về nhà:
1) Khi đánh giá một tác phẩm vh, ta căn cứ vào những yếu tố nào ?Tại sao giá trị thẩm mỹ lại là thứ keo kết nối mọi giá trị của một tác phẩm?
2) Thử rút ra những giá trị của bài Tống Biệt hành của Thâm Tâm mà em đã học ở lớp 11?
 Về nhà: Xem lại những kỹ năng làm văn đã học. Chú ý phần tìm ý và lập dàn ý trong để chuẩn bị cho tiết Làm văn ngày hôm sau !
[u]

« Các bài cũ hơn · Nguyễn Mạnh Bình · Các bài mới hơn »

Bình luận

nguyenmanhbinh
Aug 18 2007, 04:09 PM
Bình luận #1


Người Kinh Bắc
Group Icon

Nhóm: Members
Bài viết: 1
Nhập: 13-April 06
Thành viên: 2,195



CÁC EM CHÚ Ý: Tài liệu trên Blogs được định dạng bởi pont chữ ThemNewRoman . Khi chọn tải về, để xem được, các em chọn đúng pont chữ hoặc chuyển đổi pont cho phù hợp !
User is offlineProfile CardPM
Quote Post

 

 Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024 VnVista.com