Nguyễn Mạnh Bình

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Thông tin cá nhân

nguyenmanhbinh
Họ tên: Nguyễn mạnh Bình
Nghề nghiệp: Giáo viên
Sinh nhật: 21 Tháng 10
Yahoo: manhbinhkb  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
" NHẬT TÂN, NHẬT TÂN, HỰU NHẬT TÂN" ( Ngày Mới, Ngày Mới, Lại ngày Mới ! )




THÔNG TIN MỚI
CÙNG CÁC EM HS CỦA TÔI
User Posted Image

Dãy lầu Nam-Trường THPT NĐC

Năm học 2010 - 2011
Năm học mới đã bắt đầu. Chúc các em có nhiều niềm vui và đạt được những điều mà bản thân em. cha mẹ và Thầy cô hằng mong muốn!
Hãy tự hào mình là hs trường THPT NĐC.

Nguyễn Mạnh Bình
stop.gif

Tin nhanh

(♥ Góc Thơ ♥)

Truyện cười

Người Kinh Bắc

Thân chào các bạn của tôi. Tôi lập Blog này nhằm để trao đổi thông tin. Hãy vào trang này và góp ý kiến phản hồi về tất cả các mục. Mong tin bình luận của các bạn.
Bạn cũng có thể gởi Email cho tôi theo đ/c: [email protected]

Thân ái thumb_up.gif


Trao ĐỔi KiẾn ThỨc MÔn VĂn
Mong được giao lưu trao đổi những kiến thức về môn văn trên lĩnh vực học tập và giảng dạy. Bạn hãy gởi tin, bài cho tôi theo địa chỉ Emal: [email protected]. Cám ơn ban!

Tik Tik Tak

NHẠC TUYỂN TRỮ TÌNH


   Trong: LỚP 12 - TLTK
 

Tiết số : 7 - 8

VĂN HỌC SỬ

NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH

( 1890 -1969 )

Photo Sharing and Video Hosting at
Photobucket

—

I / ĐÔI NÉT VỀ TIỂU SỬ

Œ : Thân thế: (SGK )

 : Cuộc đời (sgk)

ð Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại. Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp lớn lao nhất trong cuộc đời cách mạng của Người . Song Bác còn để lại cho dân tộc ta một di sản vô giá: Đó là Văn chương!

II/ QUAN ĐIỂM SÁNG TÁC

Œ Hồ Chí Minh xem Văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phúvà phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp Cách mạng, góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh, phát triển xã hội. Nhà văn phải gắn liền với xã hội.

Nói cách khác, văn học là một thứ vũ khí đấu tranh cách mạng,nhà văn phải là người chiến sĩ trên mặt trận Văn hoá nghệ thuật. Quan điểm ấy được thể hiện rõ trong “ Cảm tưởng đọc thiên gia thi “® Chất thép ở đây chính là xu hướng Cách mạng và tiến bộ về tư tưởng. Đó cũng chính là sự tiếp tục những tư tưởng tiến bộ của văn hoá quá khứ.

Trong “ Thư gởi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ 1951”, Người lại khảng định: “ Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

 Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến đối tượng thưởng thức và tiếp nhận văn chương trong quảng đại quần chúng nhân dân.

Trong thời đại Cách mạng, phải coi quảng đại quần chúng nhân dân là đối tượng phục vụ. Người nêu kinh nghiệm chung cho hoạt động báo chí văn chương: “ Viết cho ai?”, “ Viết để làm gì?”, “ Viết cái gì?”, “ Viết như thế nào?”

wTác phẩm văn chương phải có tính chân thật, hình thức phải trong sáng, giản dị, dễ hiểu.

Người luôn yêu cầu văn nghệ sĩ phải “ Miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn” những đề tài phong phú của hiện thực Cách mạng, phải chú ý nêu gương người tốt việc tốt, uốn nắn phê phán cái xấu. Bác nhấn mạnh: Chân thật luôn là cái gốc của văn chương. Nhà văn phải chú ý đến hình thức biểu hiện, tránh lối viết cầu kỳ xa lạ. Bác đặc biệt chú ý đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

8 Tóm lại : Trong sáng tác, Người luôn xác định rõ mục đích , đối tượng, nội dung và hình thức của văn học.Các sáng tác của Người vì thế rất đa dạng, phong hpú và đặc sắc.

II/ SỰ NGHIỆP VĂN HỌC CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH .

u Nhận định chung:

Hồ Chí Minh để lại một sự nghiệp văn chương “Lớn lao về tầm vóc, phong phú đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo” dù Bác không bao giờ tự nhận là nhà văn, nhà thơ.

v Ba lĩnh vực chủ yếu :

a)Văn chính luận:

­ Mục đích sáng tác: Đấu tranh chính trị mà cụ thể là tiến công trực diện kẻ thù hoặc thể hiện những nhiệm vụ Cách mạng của dân tộc.

s Tác phẩm tiêu biểu :

- Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) thiên phóng sự đặc sắc viết bằng tiếng Pháp tố cáo trực diện chế độ thực dân Pháp, phản ánh nỗi khốn khổ của người dân thuộc địa và kêu gọi thức tỉnh tinh thần đấu tranh của người dân nô lệ.

Photo Sharing and Video Hosting at
Photobucket

- Tuyên ngôn độc lập (1945) văn kiện chính trị có giá trị về nhiều mặt lịch sử, pháp lí, nhân bản, áng văn chính luận mẫu mực.

- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)

- Không có gì quí hơn độc lập, tự do (1966) tiếng gọi của non sông đất nước trong những giờ phút thử thách đặc biệt vừa hào hùng vừa tha thiềt làm rung động hàng triệu trái tim yêu nước.

- Di chúc là lời căn dặn thiết tha, mang tính chiến lược trong hướng phát triển của đầt nước, thấm đượm tình yêu thương con người.

b. Truyện và kí :

* Mục đích sáng tác :

- Hỗ trợ cho văn chính luận.

- Nói lên bản chất của đối tượng, chỉ ra sự thật còn bị che giấu.

* Tác phẩm tiêu biểu :

- Tập Truyện và ký gồm 7 tác phẩm, viết bằng tiếng Pháp, đăng rãi rác trên các tờ báo Pháp ( Nhân đạo, Người cùng khổ) trong thời gian từ năm 1922-1925.

® Ngòi bút truyện ngắn chủ động, sáng tạo và hiện đại.

- Các truyện ngắn : Pan, lời than vãn của Bà Trưng Trắc, con người biết mũi hun khói, Vi hành, Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu.

- Ngoài ra còn có truyện ngắn “Giấc ngủ mười năm” (1949- bút danh Trần Lực ), các tác phẩm ký : Nhật ký chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963).

c.Thơ ca:

* Mục đích sáng tác :

- Cổ động tuyên truyền cách mạng.

- Bộc lộ cảm xúc tình cảm của Bác.

* Tác phẩm tiêu biểu :

- Nhật kí trong tù.

- Một số bài thơ trước và sau Cách mạng tháng Tám : Ghi lại thời kì hoạt động bí mật (Pác Bó hùng vĩ, Tức cảnh Pác Bó), cổ động tuyên truyền cách mạng (Ca sợi chỉ, Bài ca du kích)

- Thơ thời kì kháng chiến chống Pháp (1946 ® 1954 ) : Lòng yêu nước thiết tha thể hiện qua nỗi lo lắng trước tình hình đất nước (Cảnh khuya, Đi thuyền trên sông Đáy), động viên, ca ngợi và tự hào trước sức mạnh của quân dân.

- Thơ chữ Hán : Gồm 36 bài sáng tác ở nhiều thời điểm. Đề tài phong phú, tứ thơ phóng khoáng.

Þ Thơ ca là lĩnh vực nổi bật trong giá trị sáng tạo văn chương của Hồ Chí Minh.

IV. Vài nét về phong cách nghệ thuật của HCM :

1) Đặc điểm chung :

* Rất đa dạng mà thống nhất ; ngắn gọn, giản dị, mà hàm súc.

* Có sự kết hợp sâu sắc tự bên trong mối quan hệ giữa chính trị và văn học, tư tưởng và nghệ thuật, truyền thống và hiện đại.(Nhận định của Sgk tr 11)

2) Phong cách nghệ thuật của HCM qua từng loại hình

a. Văn chính luận :

* Tư duy sắc sảo, giàu trí thức văn hóa, gắn lí luận với thực tiễn, giàu tính luận chiến, vận dụng có hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện.

* HCM là người đầu tiên ở VN sủ dụng có hiệu quả cao thể văn chính luận hiện đại.

b. Truyện và ký :

* Ngòi bút truyện ngắn chủ động, sáng tạo, giàu chất trí tuệ và tính hiện đại.

* Truyện ngắn và ký của NAQ đã mở đầu và góp phần đặt nền móng đầu tiên cho văn xuôi cách mạng VN đầu thế kỷ XX.

c. Thơ ca :

Phong cách nghệ thuật thơ của HCM rất đa dạng

* Cổ thi : hàm súc, uyên thâm đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật mang đặc điểm thơ ca cổ phương Đông.

* Thơ hiện đại (cổ động tuyên truyền cm ): nhiều thể loại chan chứa nhiệt tình cách mạng.

V.Kết luận :

Văn thơ HCM thể hiện sâu sắc tấm lòng yêu thương và tâm hồn cao cả của Người. Đó là tiếng nói nhân danh người cùng khổ đấu tranh đòi quyền sống, nhân danh một dân tộc bảo vệ quyền độc lập, tự do.


 

 Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024 VnVista.com