" Phàm  Nhân "  Chân  Mê  Quán

Thông tin cá nhân

pntt
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
Phàm Nhân còn "càng" thì Nến còn sáng !

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     



Bạn bè
tieudiepfall
tieudiepfall
Kiếp_Lang_Bạt
Kiếp_Lang_Bạt
Quang Trung 2511
Quang Trung 2511
seophuong
seophuong
thái băm_vạn thế ma quân
thái băm_vạn thế ma quân
ngocdungvnhpka1986
ngocdungvnhpka1986
Xem tất cả


   Trong: Tổng Bình
 
Hướng Chân (reposted) 

(Bài đã được tuốt lại cho ngon ngẻ hơn)

("chân" trong “chân thật”, đừng đọc vẹo thành “móng chân” mà “đau lòng cò con” nha !)

Chào chúng đạo hữu, ta đã trở lại theo “Tiếng gọi nơi hoang dã” !. 9 ngày, trong đó 4 ngày truyền tống ngược xuôi xuyên giới diện, 2 ngày ôm gấu mẹ vĩ đại của ta, 3 ngày chạy việc bên nhạc, ta phải giở hết mọi thủ đoạn Thời gian Pháp tắc và Không gian Pháp tắc mới ok để yên tâm trở lại làng Phàm mê cùng “cánh rừng đại ngàn” PNTT. Trong 9 ngày qua ta vẫn theo sát bước huynh đệ Phàm mê nhưng chỉ bằng con di động 2G cùi, vậy mong đc lượng thứ 1, 2 !. 
Giờ chúng ta vào bài:

1/Thiên Địa Pháp Tắc = Quy luật Tự nhiên:
Trước hết chúng ta hãy cùng điểm lại 1 loạt từ khóa trong các chương từ 2232-38:
-Thời Gian Pháp tắc (TGPT)
-Không Gian Pháp tắc (KGPT)
-Huyền Thiên Linh Vực (HTLV)
-Pháp Tắc Chi Tuyến (PTCT)
-Thổ Hoàng Đinh
-Động Tuyền Kim Quang (ĐTKQ) – Hiên Nguyên Thần Quang
-Con Mắt Ngũ Sắc 

Còn gì nữa mời các đạo hữu bổ sung.

a)Bản Chất của Vạn Vật (Thiên Địa) = NGUYÊN TỬ
TĐPT chính là các quy luật của giới tự nhiên. Từ xa xưa con người đã có nhu cầu tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên như gió, mưa, sấm, chớp… Theo tiến trình phát triển sự hiểu biết = tri thức = hoạt động của bộ não của con người, hình thành các bộ môn khoa học: toán, lý, hóa, sinh… Khoa học phương Đông cổ với nhiều học thuyết như Thái Cực –> Lưỡng Nghi Âm Dương, Ngũ Hành, tiêu biểu là Kinh Dịch của Trung Hoa cổ. 

Khoa học hiện đại, đặc biệt là hóa học, đến năm 2011 đã xác định được 118 nguyên tố hóa học, đều cấu tạo từ các NGUYÊN TỬ.
Gọi là nguyên tử là do trong các phản ứng hóa học, nguyên tử là phần tử nhỏ nhất không phân chia được. Tuy nhiên, trong một số tương tác vật lý, nguyên tử có thể được tách ra thành các thành phần nhỏ bé hơn, gọi là các hạt hạ nguyên tử. Có ba loại hạt hạ nguyên tử cấu tạo nên các nguyên tử: Hạt mang điện âm còn gọi là Điện tử (Electron); Hạt mang điện Dương (Proton); Hạt trung hòa không mang điện (Neutron). Tương tự, khoa học cổ phương đông có cấu trúc Thái Cực sinh Lưỡng Nghi Âm – Dương.
Mô hình nguyên tử được chấp nhận ngày nay như sau:
*Nguyên tử được tạo thành từ một hạt nhân mang điện tích dương nằm ở tâm nguyên tử và các điện tử mang điện tích âm chuyển động xung quanh.
*Hạt nhân được tạo thành từ các hạt proton mang điện tích dương và các hạt neutron không mang điện. Mỗi nguyên tốchỉ có một số proton duy nhất nhưng có thể có số neutron khác nhau (các nguyên tố này được gọi là các đồng vị). Hạt nhân của điện tử chiếm một vùng không gian rất nhỏ bé so với nguyên tử. Nếu coi hạt nhân là một quả cầu bán kính 1m đặt tại Hà Nội thì điện tử to bằng hạt cát ở gần nhất cũng cách đó 100 km, tức là ở Hải Phòng.
*Các điện tử chuyển động xung quanh hạt nhân trên các quỹ đạo. Sự sắp xếp của các quỹ đạo trong nguyên tử được gọi là cấu hình điện tử. Mỗi quỹ đạo được đặc trưng bởi ba số lượng tử là: số lượng tử chínhsố lượng tử phương vị và số lượng tử từ. Trên mỗi quỹ đạo có thể có hai điện tử, nhưng hai điện tử này phải có một số lượng tử thứ tư là spin khác nhau.
*Các quỹ đạo của điện tử không phải là những đường cố định mà là sự phân bố xác suất mà các điện tử có thể có mặt.
*Các điện tử sẽ chiếm các quỹ đạo có năng lượng thấp nhất (các quỹ đạo gần hạt nhân nhất). Chỉ có các điện tử ở lớp ngoài cùng mới có khả năng tham gia để tạo các liên kết hóa học.


Nguyên tử là cấu trúc nhỏ nhất của vạn vật. Khi ta quan sát ở cấp hành tinh như Thái Dương Hệ thì thấy tương tự, như nguyên tử được phóng to lên ko biết bao nhiêu tỷ tỷ lần.

Do sự kết hợp theo các công thức khác nhau của các nguyên tố mà tạo nên các hợp chất mới với tính chất mới. Khoa học phương Đông cổ đơn giản phân nhóm vật chất thành Ngũ Hành (“hành” là đi, chạy, di động): Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ và quan hệ tương sinh tương khắc giữa 5 Hành chính là tính chất cũng như quan hệ giữa 5 “tổ hợp vận động” đó của Âm + Dương. Trong PNTT, tu luyện giả có hệ thống linh căn theo Ngũ Hành và nx tổ hợp hay biến dị như Lôi, Phong,… Còn hệ thống giới diện ở đây như Thái Dương Hệ: Tiên giới như Mặt Trời, quay chung quanh MT có các Hành Tinh đặt tên theo Ngũ Hành như sao Kim, Mộc … thì “thuộc cấp” của TG là Linh giới, Ma giới, Thiên Nha giới, Hắc Dạ giới, Bạch Quang giới,…

b)Quy Luật Sinh Tồn của Vạn Vật = ĐỘNG
“Pháp Tắc” = cách thức, quy luật

Khi nhìn vào cấu trúc nhỏ nhất cấu thành vạn vật là nguyên tử thì đồng thời ta nhận ra thuộc tính của chúng là CHUYỂN ĐỘNG. Hệ quy chiếu của chuyển động gồm 2 trục là Không gian và Thời gian, hay nói cách khác khi nói đến chuyển động là nói đến 2 thuộc tính của nó là KG (đi theo hướng nào, đi khoảng cách bao xa, theo quỹ đạo đường thẳng, cong,…) và TG (nhanh, chậm ra sao).

Theo tiến trình lịch sử, loài người đã từng bước làm chủ các quy luật của KG và TG từ các loại thước đo đơn giản nhất (KG: thước kẻ, ê-ke… TG: đồng hồ). Đo TG dựa vào đâu? Chính là bằng vòng quay (chuyển động) của Trái Đất quanh trục của mình (đơn vị ngày) và quay quanh Mặt Trời (đơn vị năm), Mặt Trăng quay quanh TĐ (đơn vị tháng)… Và nay đo được khoảng cách giữa các thiên thể, hành tinh bằng đơn vị “Năm Ánh Sáng”, đó chính là sự kết hợp của KG + TG ở mức cao nhất hiện nay. Con người luôn muốn nhanh hơn – cao hơn – xa hơn như khẩu hiệu của các kỳ Thế Vận Hội Olympic, và “bước nhảy vọt vĩ đại” của nhân loại, thực hiện “truyền tống xuyên giới diện” là tàu vũ trụ đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng,… Đó đều là nx bằng chứng của sự nắm bắt và làm chủ các quy luật (PT) KG và TG. Luận về TGPT và KGPT đã có bài của 1 số đạo hữu các vị có thể xem lại.

Ở đây ta muốn lưu ý: Khi nói đến KG và TG là nói tới sự đánh giá của con người, mà đánh giá bằng phương tiện gì? Từ nguyên thủy và cơ bản chính là bằng CON MẮT. Nx khái niệm thô sơ nhất, cơ bản nhất về KG như dài, rộng, cao, về TG như nhanh, chậm… đều qua “cửa” đầu tiên là con mắt với thần kinh thị giác đưa lên thần kinh trung ương xử lý. Nói “con mắt là cửa sổ tâm hồn” chính là vì vậy. Con mắt cũng chính là "cửa sổ" của thế giới quan và nhân sinh quan của mỗi người: "Khen cho con mắt tinh đời", hay nói người lãnh đạo "nhìn xa trông rộng" là theo nghĩa đó. Theo đà phát triển của khoa học, nx công cụ mô phỏng mắt người, giúp con người nhìn xa hơn, nhanh hơn ra đời, mục đích chính là ghi lại các giá trị về KG và TG mà mắt thường ko thấy được: kính hiển vi, kính viễn vọng,… Vị nào lái ô-tô bị mấy chú CSGT bắn tốc độ cũng đừng trách KH hiện đại nhé !

Mà con mắt - thị giác ko thể tách rời ÁNH SÁNG. Năng lượng ánh sáng từ thời nguyên thủy đã được con người và vạn vật coi là tối cao: việc tìm ra lửa đã đưa đến bước ngoặt của văn minh nhân loại chuyển từ Người Vượn sang Người Thông Minh, rồi sau này là “kỷ nguyên ánh sáng”, “mặt trời chân lý”… 
Ánh sáng (Hán tự: 光/Hán Việt: Quang) là từ phổ thông dùng để chỉ các bức xạ điện từ có bước sóng nằm trong vùngquang phổ nhìn thấy được bằng mắt thường (tức là từ khoảng 400 nm đến 700 nm). Giống như mọi bức xạ điện từ, ánh sáng có thể được mô tả như những đợt sóng hạtchuyển động gọi là photon. Ánh sáng do Mặt Trời tạo ra còn được gọi làánh nắng (hay còn gọi là ánh sáng trắng bao gồm nhiều ánh sáng đơn sắc biến thiên liên tục từ đỏ đến tím); ánh sángMặt Trăng mà chúng ta thấy được gọi là ánh trăng thực tế là ánh sáng do mặt trời chiếu tới mặt trăng phản xạ đi tới mắt người; do đèn tạo ra còn được gọi là ánh đèn; do các loài vật phát ra gọi là ánh sáng sinh học.
"Ánh sáng lạnh" là ánh sáng có bước sóng tập trung gần vùng quang phổ tím. "Ánh sáng nóng" là ánh sáng có bước sóng nằm gần vùng đỏ. Ánh sáng có quang phổ trải đều từ đỏ đến tím là ánh sáng trắng; còn ánh sáng có bước sóng tập trung tại vùng quang phổ rất hẹp gọi là "ánh sáng đơn sắc".
Môn học nghiên cứu sự lan truyền và các tính chất của ánh sáng trong và giữa các môi trường khác nhau gọi là quang học.


Ánh sáng chia "bảy sắc cầu vồng", khi ở ngoài 7 sắc đó gọi là hồng ngoại và cực tím thì mắt thường ko nhìn thấy được. Ứng dụng đơn giản nhất là các loại kính đổi màu, kính nhìn hồng ngoại, kính nhìn đêm… Trong PNTT, Chân Tiên tại sao có Con Mắt Ngũ Sắc, đã 5 sắc lại còn to đùng? 5 sắc chính là đại biểu cho Ngũ Hành: Kim -> Bạch; Mộc -> Lục; Thủy -> Lam; Hỏa -> Hồng; Thổ -> Hoàng. Chân Tiên có mắt 5 sắc đại biểu cho sự viên mãn của tu luyện giả trong tu tiên giới vận động theo Ngũ Hành. Và con mắt 5 sắc chính là con mắt làm chủ được KGPT và TGPT, để nhìn được nhiều chiều KG hơn, xa hơn, nhìn về quá khứ, nhìn tới tương lai... Mắt người thường (châu Á) thường lòng trắng con ngươi đen. 1 số nhân vật luyện công kỳ dị thì con ngươi tím… Chúng ta luyện chưởng cứng chưởng mềm trên máy tính nhiều quá thì “mắt đỏ”. MTM nguyên thần hóa thân thì mắt như thong manh, mù màu, vì nó toàn nhìn lửa tro. Đức Phật có Tuệ Nhãn, là con mắt “nhìn thấu sáu cõi, trông suốt nghìn đời”, đó chính là đỉnh tối cao của làm chủ KGPT và TGPT, có vậy Ngài mới phổ độ được thập loại chúng sinh, chỉ đường giải thoát khỏi Luân Hồi, tới cõi Niết Bàn miền Cực Lạc.

KG mà mắt thường nhìn thấy là KG 3 chiều, nhưng có thể có nhiều hơn 3 chiều, khi đó 1 vật ở chiều thứ 4, 5,… thì ko nhìn thấy được. Đó là sơ đẳng phép ẩn thân trong truyện. Và Phá Diệt Pháp Mục của HL chính là vận dụng KGPT để soi và phá các chiều KG đó. Như hiện nay trong các phim Holiwood, bọn trộm cổ vật thường đeo kính hồng ngoại xâm nhập bảo tàng. Hoặc vào nhà hàng karaoke bật đèn chiếu tia cực tím… Các cấp Chân Linh như La Hầu, Côn Bằng, Chân Long, Thiên Phượng cũng đều làm chủ KGPT bằng cách ẩn trong 1 KG khác, hoặc 1 chiều KG khác và bằng bay (chuyển động) với tốc độ cực nhanh. Quảng Hàn Giới, rồi rất có thể là Tiểu Linh Thiên, là nx tiểu KG do Chân Tiên tạo ra, nếu ko có công cụ (chìa khóa – con mắt) như Quảng Hàn Lệnh thì ko thể nhìn thấy được, ko vào được. 

Về TGPT: Trong phim Tây Du Ký Tôn Ngộ Không có phép thổi phù cái đối phương đứng im, hoặc thậm chí là “đảo ngược” hành động, đó chính là mô phỏng TGPT. Phim Holiwood X-men đoạn tổng thống Mỹ tuyên bố chiến tranh bị bọn X-men stop here đó cũng chính là mô phỏng TGPT. Lục bình của HL sản xuất ra lục dịch thúc dục thực vật tăng trưởng chính là nắm TGPT.

c)Vận Dụng Thiên Địa Pháp Tắc: 
“Pháp Tắc Lực Lượng” = lực, sức mạnh, năng lượng sản sinh khi các nguyên tử chuyển động, tương tác, các nguyên tố liên kết với nhau theo 1 công thức, phương pháp nhất định. 
Năng lượng tồn tại trong nhiều dạng, bao gồm hóa năng, nhiệt năng, bức xạ điện từ, năng lượng trọng trường, điện năng, năng lượng đàn hồi, năng lượng nguyên tử, năng lượng nghỉ. Chúng có thể được sắp xếp vào hai nhóm chính: thế năng và động năng.


Vì vậy PTLL trong truyện ko phải đơn nhất mà là đa dạng, có nhiều nguồn gốc từ Ngũ Hành: như TLK của HL là PTLL Mộc thuộc tính; Thổ Hoàng Đinh là PTLL Thổ thuộc tính; vũ khí của con cua là PTLL Lôi thuộc tính…

Các công pháp (công thức, phương pháp) đỉnh cao vận dụng PTLL trong PNTT đến nay chính là HTLV (của BH và MTM) và PTCT (của HL). 

Về Hoa Vực của BH: Lấy HT Hoa Thụ làm trung tâm, ta hãy hình dung như nấm mọc sau mưa, hay cỏ mọc thành đồng cỏ vậy, người lạc bước vào đó rất khó di chuyển. Hoặc như ở đầm lầy vậy, lỡ lún chân vào đó chỉ có chết chìm. Nguyên tắc của Vực là sự tập trung đậm đặc của 1 nguyên tố. VD: Biển Chết ở bán đảo A-rập do quá nhiều muối nên người ko bơi mà vẫn nổi. Gọi là trà đặc đến mức cắm tăm được cũng vậy. MTM tạo ra Quỷ Vực cũng theo công thức trên.

Về PT Chi Tuyến của HL: Đó chính là năng lượng ánh sáng, ở trên đã bàn. Ứng dụng trong tia hồng ngoại, tia cực tím, tia la-de tập trung năng lượng ánh sáng. Động Tuyền Kim Quang của HL chính là vận dụng lực lượng ánh sáng theo quỹ đạo của trò chơi đánh cù quay mà hồi bé từ 8x đời đầu trở về trước còn biết. 

Ở đây ta muốn lưu ý thủ bút đặc tả của lão Vong: Vực của BH từ nhụy hoa hồng mà khai tới đỉnh thì thít chặt; Tuyến của HL từ kiếm xanh tới đỉnh mà xuất, khai phá. Ta luận tới đây thấy phê mê tê, chúng thùng đậu (nhất là lão D) có đồng cảm chăng?!

Khoa học hiện đại đã tạo ra thứ vũ khí mạnh nhất đến lúc này chính là Vũ Khí Hạt Nhân, biểu tượng Đám Mây Hình Nấm chính là gồm trọn KGPT và TGPT tạo ra sức mạnh hủy thiên diệt địa giết người hàng loạt. Ta đồ rằng HL sau khi tham cứu HTLV của BH kết hợp với PTCT của hắn sẽ tạo ra một thứ vũ khí hủy diệt tương đương cấp VKHN. 

2/Chiến tranh = Quy luật Xã hội:
Sau chương mới nhất, 1 số fan ta và tàu đều cho rằng ngân sa nữ tử là 1 trong 2 chân tiên hàng lâm chiến MTM khi xưa. Nhưng 1 số đậu hủ cho rằng chưa thể khẳng định như vậy. Ta cũng đồng ý kiến đó. Cần nhớ khi Minh 1 xuất hiện nhìn con cua cũng đã nói “ko ngờ ở hạ giới mà gặp lại khôi lỗi của Tiên giới”. Rồi Ngân sa nữ tử xuất hiện với hình dáng y chang Minh 1, chỉ là thành thục hơn, 17, 18 tuổi. Ả này xuất thân là Chân Tiên thì có thể khẳng định. Nhưng MTM xuất xứ thế nào thì chưa thể khẳng định. Chúng ta nên nhớ lại là tất cả các thông tin về MTM trước đây: qua lời BH và Nguyên Yểm trên KLĐ, và lời kể của Tử Linh + Lam Dĩnh đều chỉ là “nghe kể lại”, nghĩa là ko phải tin gốc, mà là tin đồn, truyền lại qua nhiều thế hệ, rất có thể “3 sao 7 bản” và ngay từ đầu đã có kẻ thao túng thông tin.

Ta đã đưa ra câu hỏi “rốt cục chiến tranh do đâu”, nhiều đạo hữu đã đưa ra các đáp án đều đúng ở các góc độ khác nhau. Ta chỉ nhấn 1 khía cạnh, chiến tranh nổ ra thường là do kẻ mạnh hơn muốn trấn áp kẻ dưới đang vươn lên đe dọa địa vị của kẻ mạnh hơn, hoặc do kẻ đang mạnh lên muốn thay đổi trật tự hiện tại, nghĩa là phải từ nx kẻ có sức mạnh. Như chúng ta thường thấy từ lịch sử của VN, của thế giới, chiến tranh khởi nguồn từ các nước lớn, các cường quốc, “trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết”. Ta đã có bài luận về bối cảnh của PNTT: bối cảnh của phần NG chính là cuộc chiến Linh-Ma giới ở địa bàn NG; và bối cảnh của phần Linh-Ma giới là cuộc chiến MTM. Nhưng đến lúc này ta có thể khẳng định nguyên tắc “lịch sử chạy theo đường xoáy trôn ốc”: bối cảnh của phần Linh-Ma giới chính là cuộc chiến giữa các thế lực cấp Chân Tiên tại địa bàn Linh-Ma giới, mà MTM chỉ là 1 cái cớ, 1 cái ngòi nổ hoặc 1 công cụ mà thôi. Rất có thể MTM xuất xứ là sủng trùng của Ngân sa Tiên tử, mà vị Tiên tử này muốn cạnh tranh hoặc bị các thế lực Chân Tiên khác cạnh tranh dẫn tới cuộc chiến tại địa bàn MG. Cũng như sau này nếu HL bồi tạo thành công Phệ Kim Trùng Vương sẽ là mối đe dọa đối với cấp Chân Tiên. 

3/Thông điệp “Hướng Chân”:
Chúng đạo hữu có ngẫm tại sao lão Vong trả lời các fan về pk của cấp ĐTK “ko màu mè riêu cua, mà nhất kích khai sơn, chân thật như trong tự nhiên” ? Và tại sao đỉnh cấp tu luyện trong PNTT chính là “Chân” Tiên – Ma – Linh? Chính là hàm ý, tu càng lên cao thì sự lĩnh ngộ càng hướng CHÂN: chân thật, giản dị. Cũng chính vì vậy mà chúng ta càng luyện PNTT càng nên “phàm hóa” thay vì “tiên hóa” truyện. Các đạo hữu có thể thấy trong các bài luận ta thường đưa ra câu “để đơn giản, dễ hình dung”, và thường ví dụ gắn với nx sự vật hiện tượng gần gũi quanh chúng ta và trong mỗi con người. Ngay các lý thuyết cổ phương Đông cũng nhấn mạnh Thiên – Địa – Nhân hòa đồng, Thiên-Địa là đại vũ trụ bao la, mỗi người là một “tiểu vũ trụ”. Đức Phật cũng nói “Phật tại tâm”, thứ 1 tu tại gia, 2 chợ, 3 chùa là vì thế.

Và chúng ta đều là nx Phàm mê, đều mong muốn PNTT là 1 tác phẩm để đời, khi còn “càng” là còn trên stick phải ko? Vậy thì nhiệm vụ của các Phàm mê chính là ngâm luyện PNTT sao cho càng ngày càng “sáng, ngộ, khỏe” ra, chứ ko phải là ngày càng “mờ, mê, mệt” thêm. Nên chân hóa, giản hóa, thay vì tiên hóa, thần bí hóa truyện. Nên nhớ Vong Ngữ xuất thân là 1 chuyên gia IT, bản thân lão thâu tóm nhiều loại khoa học cổ kim, là khoa học, chứ ko phải tôn giáo, tín điều nào cả. Lão Vong chỉ mượn hình thức tôn giáo cũng như văn chương cổ để chuyển tải nx thông điệp hiện đại và hiện thực thôi. Đó mới là giá trị đích thực của PNTT. Nếu ai đã đọc qua Trăm năm cô đơn của Garcia Markez, Báu vật của Đời, Đàn Hương Hình của Mạc Ngôn - nx nhà văn được giải Nobel, hay Truyện Kiều của Nguyễn Du thì đều thấy điểm chung đó. 

Chúng ta, nx con nghiện của Thời Đại Số, cần phải biết vận dụng nx tri thức khoa học để luận giải PNTT cũng như rất nhiều vấn đề của đời sống và xã hội đương đại, chứ ko phải bằng tâm mê, tâm chấp và nx tôn giáo, tín điều đã lạc hậu. Thí dụ: Chúng ta hãy quy chiếu theo Quy luật sống còn của vạn vật là ĐỘNG để xét đoán cái gì là “tiến bộ” (= bước tiến), và cái gì là “phản động” (= đi ngược, đẩy lùi). Thời phong kiến thì sự ra đời của giai cấp tư sản là tiến bộ. Thật sự gọi là KHOA HỌC là nx tri thức, lý luận, học thuyết giải phóng trí tuệ, tư tưởng của con người, của loài người, thì ko phân chia Thiện-Ác, Chính-Tà là nx phạm trù của Đạo Đức. Như khám phá ra năng lượng hạt nhân là thành tựu vĩ đại của khoa học và văn minh nhân loại. Chỉ có con người sử dụng khoa học công nghệ vào mục đích gì thì mới xét đến phạm trù Đạo Đức. Như sản xuất ra bom hạt nhân phục vụ nhu cầu chiến tranh hủy diệt sinh linh vậy. Nhưng ngay cả chiến tranh là quy luật xã hội cũng có ý nghĩa tương đối, rất khó phân biệt rạch ròi là “phản động” hay “tiến bộ”, vì xét đến cùng thì mâu thuẫn là quy luật nội tại của phát triển, con người cũng như vạn vật vận động theo quy luật sinh-thành-trụ-diệt, sinh-lão-bệnh-tử. Vì vậy, khi luyện PNTT, mặc dù chúng ta ko thể dứt bỏ tình cảm yêu-ghét, nhưng cần lý trí tỉnh táo để suy xét: ko phải cứ là Tiên là ko gì sướng bằng, Tiên cũng đủ loại âm hiểm như lão phu, khô lâu ca, ngân sa tiên tử… Chẳng phải có người từng nói: “Thiên Địa bất nhân, dĩ vạn vật như sô cẩu”. Ko phải cứ trùng là đáng ghét, đáng tởm. Trùng nó cần cắn nuốt như người cần ăn vậy, nó có tội gì? Phân biệt đối xử người-trùng, linh-ma chỉ căn cứ vào hình thức chính là sự phân biệt cứng nhắc. Nx nhà cách mạng chân chính luôn cổ vũ mọi người sinh ra đều bình đẳng. Đức Phật còn kêu gọi từ bi hỉ xả tới thập loại chúng sinh. Mặc dù chúng ta chỉ là phàm nhân, là nx người hết sức bình phàm, nhưng chí ít cũng gắng học theo các Ngài, luyện một nhãn quan dùng ánh sáng khoa học để soi rọi đến bản chất của vạn vật, chứ đừng dừng ở hình thức bề ngoài. 

Ta viết sau 9 ngày lênh đênh vất vả nên cấu tứ còn lủng củng, mong chúng đạo hữu lượng thứ, ta sẽ còn tiếp tục sửa sang thêm cho ngon ngẻ. Các vị cũng ko cần hỏi ta đã đọc nx sách gì, ở đâu để luận như trên, vì ta trả lời luôn, ta chưa từng ngâm 1 học thuyết nào từ đầu đến đuôi cả. Ta cũng chưa bao giờ thần tượng bất kỳ ai. Chỉ duy nhất 1 điều, ta nghĩ rằng: tất cả, dù là vĩ nhân hay bình dân, thì đều là con người, và tất cả tri thức đều là của con người, của loài người, mà phàm là của con người thì ko có gì lạ lẫm với mỗi người chúng ta cả, chúng ta đều có thể cảm nhận, lĩnh ngộ được kho tàng tri thức của nhân loại thông qua thực tiễn là tất cả nx gì gần gũi nhất ở thế giới quanh ta và trong mỗi người chúng ta, nói “thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất kiểm nghiệm chân lý” chính là vì vậy.

Thank u all !!!

 

 
Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2025   VnVista.com