1. Càng tiết kiệm, hiệu quả càng kém
Sai lầm này thường xảy ra đối với những doanh nhân muốn có một kế hoạch
marketing lớn trong khi ngân sách dành cho nó lại quá nhỏ bé. Họ muốn
mẩu quảng cáo của mình xuất hiện rầm rộ trên nhiều tờ báo, tạp chí và
có mặt trong danh sách các sự kiện đặc biệt. Song với một ngân sách hạn
chế, họ phải kết thúc nhanh chiến dịch quảng cáo. Kết quả là những mẩu
quảng cáo, những chương trình khuyến mãi được thực hiện ngắn hạn khó
đạt hiệu quả vì khó có tác động mạnh đối với người tiêu dùng. Vì vậy,
toàn bộ ngân sách marketing sẽ bị lãng phí.
Khi quyết định chiến dịch quảng cáo với quy mô lớn và thường xuyên thì
những quảng cáo lớn có hình ảnh 4 màu trên các tạp chí sẽ hiệu quả hơn
những mẩu quảng cáo nhỏ bé chỉ với 2 màu đen trắng. Tương tự, những mẩu
quảng cáo trên các trang web, hay các bảng quảng cáo cỡ lớn trên các
tòa cao ốc cũng hiệu quả hơn những bảng quảng cáo bé xíu. Muốn có kết
quả tốt nhất cho chương trình marketing, bạn phải chọn được kênh truyền
thông thích hợp rồi tiếp tục kiên định với chiến dịch quảng cáo lớn và
thường xuyên này.
Thay vì thực hiện những lần quảng cáo nhỏ, rải rác, ít được cộng đồng
biết đến, bạn hãy tìm một hoặc hai chuyên gia “gánh vác” việc quảng bá
hình ảnh công ty. Họ sẽ hoạch định các bước để tổ chức sự kiện nhằm phổ
biến hình ảnh công ty bạn rỗng rãi.
2. Quá câu lệ những nguyên tắc
Đừng có tìm cách phá vỡ những nguyên tắc trong marketing, nhưng có thể
thử làm ngược lại. Đôi khi sự phá vỡ các nguyên tắc sẽ đem lại kết quả
ngạc nhiên vì không phải tất cả những nguyên tắc được đúc kết từ kinh
nghiệm thực tế đều làm nên một chương trình marketing hiệu qủa. Gần
đây, một người nghiên cứu thị trường đã đưa ra một kết quả ảm đạm sau
khi thăm dò trên mạng. Sai lầm gì đã được phát hiện? Những bài viết có
độ dài 500 từ vốn được xem là hấp dẫn người đọc nhất lại đang làm họ
chán ngán. Phát hiện điều này, các nguyên nhân liền đưa ra nguyên tắc
mới: nội dung quảng cáo dài nhất sẽ không được quá 250 từ với một chủ
đề rõ ràng, dễ hiểu và thuyết phục.
Hàng ngàn USD đã được các nhà kinh doanh đầu tư vào quảng cáo mỗi năm,
dưới hình thức những chương trình nghiên cứu. Ví dụ, trả tiền để được
biết người đọc tìm gì trong tạp chí và các tờ báo? Người đọc chú ý một
hình ảnh hay một ý tưởng? Công ty thực hiện tất cả những công việc này
là để nắm bắt tốt hơn khuynh hướng của người tiêu dùng. Trên cơ sở
những thông tin mua được, các công ty có cơ sở để đưa ra chiến lược bán
hàng, hay quảng cáo có hiệu quả. Thông thường, marketing không phải là
công việc bắt buộc thực hiện bởi chính nhà quản lý doanh nghiệp. Nếu
bạn không am tường về những nguyên tắc truyền thông, nhà quản lý doanh
nghiệp hãy tìm đến các chuyên gia quảng cáo nhiều kinh nghiệm.
3. Chỉ hướng nội với các thông tin trong công ty
Một vài doanh nhân chỉ quanh quẩn với những tranh luận, hội thảo nội
bộ, trong khi những người khác thì luôn luôn ngồi nghe, nhìn và học hỏi
từ từng sự đổi thay đang xảy ra trong môi trường kinh doanh ở ngoài
công ty. Ví dụ, thông qua việc đón nhận ý kiến của khách hàng, nghiên
cứu, những đoạn băng ghi hình hoạt động thị trường, các doanh nhân này
biết được sự xuất hiện các công nghệ mới, những yếu tố ảnh hưởng quá
trình định giá…, nhờ đó kịp thời đoán trước được sự tuột giá hay tăng
giá sắp xảy ra. Kết quả là họ bắt đầu định hình chiến lược marketing
mới cho công ty, xúc tiến hoạt động bán hàng thích hợp hơn…
Những nhà doanh nghiệp tranh luận, hướng nội quá nhiều dễ rơi vào tự
mãn. Họ chỉ có thể thực hiện những chiến thuật marketing cũ hoặc chờ
đợi những doanh nhân khác bắt đầu các chiến thuật mới với những mục
tiêu “béo bở” và họ sẽ bắt trước thay đổi chiến lược công ty mình,
nhưng cuối cùng thì mãi mãi họ cũng chỉ là người đi sau. Đừng chăm chăm
vào những hoạt động nội bộ của công ty, mà chịu khó thay đổi quan điểm,
cụ thể là bằng cách theo sát những phản hồi của khách hàng thông qua
điện thoại, các buổi hội họp, thư điện tử… Những thông tin này sẽ giúp
ta có các phản ứng kịp thời trước sự chuyển biến của môi trường kinh
doanh.
(Theo www.entrepreneur.com )