Lê Cao's Blog

Thông tin cá nhân

Lê Cao
Họ tên: Lê Cao
Nghề nghiệp: xyz
Sinh nhật: 5 Tháng 7
Nơi ở: Xa và gần.
Yahoo: chuabietbo  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
Mùa nào cũng thức!Ngày nào cũng thương yêu!Điều gì cũng học!

Bạn bè
niemtinchienthang_vtlt
niemtinchienthang_vtlt
watermelon
watermelon
Xem tất cả

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31




Tik Tik Tak

(♥ Góc Thơ ♥)

Truyện cười

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Thời tiết

Giá Vàng

Tỷ giá

Các bài viết vào Friday 4th May 2007

   Trong: Nhìn và viết
 

Nỗi khát thèm thấu hiểu.

 (Nhân đọc bài “Hảy bước lên,8X!”,Tuổi trẻ,Thứ 3,01.05.2007)

 

Tôi nhớ lại hồi anh tôi còn học cấp 3 cách đây hàng chục năm trời. Hồi ấy, những người như anh mà bây giờ người ta gọi là thế hệ 7X , phải vất vả nhọc nhằn bươn chải với đời để vươn lên mà không đòi hỏi, không than vãn, không nhụt chí với một sự chăm chỉ cần mẫn để bước về phía trước. Anh tôi vừa đi học vừa kẹp sau chiếc xe đạp cà tàng của mình cái thùng kem để trưa về lấy kem đi khắp cùng ngõ ngách , xóm thôn bán kiếm tiền phụ mẹ nuôi năm đứa em sau mình ăn học. Xung phong vào bộ đội, lại bươn chải  để theo cùng với giảng đường đại học sau đó bằng bóng dáng lầm lủi lấp ló phía sau những quán cơm bụi, quán cà phê, nhà hàng…với vai trò một người lao động đích thực. Và bước vào đời, những người như các anh mình thật sự vững vàng đi cùng đất nước thực hiện những khat vọng lớn của bản thân.

 

Thế đấy, còn nhiều hình ảnh khác về thế hệ những 6X, 7X lam lũ trong khó khăn của thời kì đất nước chuyển mình trong cơ chế Đổi mới, để rồi họ đã đi cùng với bước chuyển mạnh mẽ ấy của thời cuộc đưa đất nước cập bến bờ vận hội hôm nay . Họ đã sống đầy lý tưởng và khát vọng. Tôi biết trong sâu thẳm và suy nghĩ của thế hệ cha anh mình đối với thế hệ trẻ Việt Nam, họ muốn gửi gắm những băn khoăn, trăn trở và sự lo lắng có thật của mình đối với thế hệ trẻ nói chung. Bởi những âu lo trong từng lúc , từng nơi, từng sự ẩn hiện được đặt sau những cụm từ “đã có lúc thế hệ 6X, 7X chúng tôi không tin tưởng”, “lo lắng” cho thế hệ 8X, 9X đến bây giờ vẫn còn nguyên sự thực. Không ít những người thuộc thế hệ 8X, 9X đã đòi hỏi nhiều ở cuộc sống mà đi ngang qua cuộc sống một cách hời hợt . Nhiều người trong họ có thể chưa có việc làm nhưng vẫn nhẫn nha ngồi quán cà phê mỗi sáng, đòi cha mẹ sắm hết quần áo ,giày dép lại đến xe này xe kia cho theo kịp bạn bè. Họ có người  kè kè mang theo Laptop vào quán cà phê lướt phím chỉ để…chơi game! Nhiều sinh viên học xong bốn năm đại học ra trường với cái đầu trống rỗng kiến thức cả lý luận lân thực tiễn. Đó không thể là nỗi âu lo, nỗi e ngại của thế hệ cha anh nói riêng mà của tất cả mọi người khi nghĩ về vận mệnh của đất nước.

 

Thế nhưng, cũng như những gì đáng lo ngại trên thế hệ 8X, 9X cũng có nhiều người thực sự năng động, vững vàng và “đầy mơ ước hiện thực”. Những người trẻ này sống và lao vào cuộc sống bằng tình yêu hết mình và sự khao khát cống hiến hết mình. Họ đang ngày ngày mang đất nước bước sâu vào hội nhập với những khả năng ứng biến nhanh nhạy, khả năng nắm bắt và vận dụng thời cơ, khả năng giao hòa vào các mối quan hệ của một thời kì năng động hiện tại. Họ đã làm được nhiều việc và vẫn ước mơ làm được nhiều hơn cho đất nước. Và ở họ vẫn còn đó những ước mơ được các thế hệ cha anh mình thấu hiểu họ hơn.

 

Không ít người thuộc thế hệ 8X, 9X chúng tôi ngồi lại với nhau đã dùng những từ như “bảo thủ”, “gia trưởng”, “tầm nhìn hạn hẹp”để nói về thế hệ cha anh mình. Và đó là sự thật! Nhiều lúc thế hệ chúng tôi không được hiểu đúng và vì thế khó lòng được thế hệ cha anh chia sẻ và giúp đỡ để vươn lên.

 

Tôi được thấy nhiều lắm  những đứa bạn của mình tốt nghiệp đại học ra trường mà trong đầu họ không sao thoát khỏi suy nghĩ phải có tiền bạc, địa vị này nọ, quen biết thế kia mới hòng xin được việc làm. Thế hệ cha anh đã không chịu nhìn thấy việc dùng người bằng phương cách ấy là sự bó hẹp về tầm nhìn và sẽ dẫn đến hậu quả tai hại khôn lường, nó kìm hảm sự phát triển trong cái vòng luẩn quẩn của cơ chế cũ xưa.

 

Sự bảo thủ của thế hệ đi trước đã không tạo ra nhiều cơ hội cho người trẻ có cơ hội thể hiện mình. Dường nhu nhiều lúc thế hệ chúng tôi hiện tại được coi là dạng “trẻ ranh” trong đề bạt chức vụ, trong tuyển dụng, trong bầu cử, bổ nhiệm…Cứ phải nhìn vào sự thống kê về số năm công tác, kinh nghiệm làm việc mà coi nhẹ thực tài, thực lực thì làm sao thế hệ chúng tôi có cơ hội tiến lên? Tôi xin viện dẫn, sau ngày 20.05 tới đây,có được bao nhiêu người thuộc thế hệ chúng tôi là ĐBQH?! Trong khi đó, thực sự có nhiều người trẻ hiện nay có đủt thực lực và khả năng để trở thành người đại biểu của nhân dân mình. Và nếu không được đứng ở những vị trí họ có thể nói lên chính kiến của mình, thì mong muốn của họ là được thấu hiểu và chia sẻ cũng khó mà thực hiện.

 

Thế hệ chúng tôi cần lắm sự thấu hiểu của cha anh , nhưng sự thấu hiểu ấy không chỉ là những lời động viên và lời hứa về việc tạo cơ hội cho chúng tôi phấn đấu đến khi nào …tuổi cao bằng cha anh mình hiện tại mới được ghé chân vào những việc lớn lao của dân tộc mình. Thế hệ chúng tôi cần lắm sự thấu hiểu của cha anh mình nhưng chúng tôi cũng muốn được cất những bước chân theo gương cha anh trong một thứ ánh sáng và sự tin tưởng tuyệt đối.Thế hệ trẻ Việt Nam đang sống trong cuộc vây bọc của ngàn vạn thông tin, trong rất nhiều kênh tri thức và trong nhiều sự va chạm va của các giá trị ảo và thực nên không chỉ cần sự khích lệ động viên mà còn cần được thấy những hành động thực sự làm cho mình say mê, say mê liên tục và không ngưng nghỉ đối với việc đeo đuổi những “ mơ ước hiện thực” của mình.

 

Lê Cao


 

 Trả lời nhanh
Bình luận của bạn sẽ được đăng sau khi chủ blog kiểm duyệt và chấp nhận
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2025   VnVista.com