Lê Cao's Blog

Thông tin cá nhân

Lê Cao
Họ tên: Lê Cao
Nghề nghiệp: xyz
Sinh nhật: 5 Tháng 7
Nơi ở: Xa và gần.
Yahoo: chuabietbo  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
Mùa nào cũng thức!Ngày nào cũng thương yêu!Điều gì cũng học!

Bạn bè
niemtinchienthang_vtlt
niemtinchienthang_vtlt
watermelon
watermelon
Xem tất cả

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31




Tik Tik Tak

(♥ Góc Thơ ♥)

Truyện cười

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Thời tiết

Giá Vàng

Tỷ giá

Các bài viết vào Friday 30th March 2007

   Trong: Nhìn và viết
 

Nhạc Trịnh,thơ Hàn và xứ Huế.

Tháng tư về,khi mùa xuân vừa bước sang bên kia của sự chín trong tên gọi từ một bài thơ của Hàn Mặc Tử ;Dường như sự nhớ sự chờ đến từ trong rất xa xăm của lòng tôi một niềm ngưỡng vọng khác biệt đối với hai con người,hai tâm hồn giàu có ,hai tài năng lớn và cũng là hai số phận nhiều thăng trầm với vô vàn ghềnh thác cuộc đời:Hàn Mặc Tử và Trịnh Công Sơn!Sự ngưỡng vọng và tiếc nhớ lại ở trong không gian xứ Huế của những ngày này,những ngày người ta chuẩn bị cho lế kỉ niệm sáu năm ngày mất của Trịnh nhạc sĩ nên nó có gì đó như một sự ngẫu nhiên sắp đặt của long người và thời gian. 

Xứ Huế với nét đẹp của những vị duyên thầm kín, e ấp đan xen thành quách xưa của quá khứ tàn phai và dấu tích chồng gối lên nhau trong những góc cạnh của truyền thống; giao hòa cùng bước chuyển của thời đại mới có một điều kiện và duyên cớ nào đó thật khó giải nghĩa đối với hai con người ta đang kể tên.Nếu như bài thơ được coi là hay vào loại số một của thi sĩ tài hoa hàng đầu của phong trào thơ mới- Hàn Mặc Tử là bài “Đây thôn Vỹ Dạ” nổi tiếng,với tâm cảnh mời gọi nhớ thương của miền Vỹ Dạ đã trở thành danh từ quen thuộc của bao thế hệ người Việt yêu thơ và biết đến thơ;Thì Trịnh nhạc sĩ lại vượt qua sự tính toán về thời gian gắn bó với mãnh đất Cố Đô của vị tiền bối họ Nguyễn(Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí,từng có khoảng hai năm sinh sống ở Huế) khi có quê hương ở mãnh đất Thừa Thiên(Huyện Hương Trà-TT.Huế) và từng có một khoảng tuổi thơ gắn bó máu thịt với Huế cũng như nhiều tháng năm sau 1975 sống và sáng tác ở Huế trước khi vào hẵn TP Hồ Chí Minh.Như vậy,có cơ duyên nào đó đã làm cho xứ Huế lại là mối tơ duyên trong sự gặp gỡ của hai than phận và hai con người có khá nhiều những điểm tương đồng khi đặt trong hệ quy chiếu từ tâm hồn đến thân phận .

Trình duyệt của bạn có thể không hỗ trợ hiển thị hình này.

Ngày Hàn Mặc Tử(HMT) mất trong sự đớn đau tột cùng của số phận người vì cơn bệnh phong quái ác ở Quy Nhơn (11/11/1940),thì Trịnh Công Sơn(TCS) mới vừa hơn một tuổi(ông sinh ngày 28/02/1939 tại Daklak).Thế nên họ chưa từng gặp nhau,trò chuyện với nhau và tâm sư nửa lời với nhau về nhân thế,cuộc đời và nghệ thuật,thế mà đâu đó trong cuộc đời của họ lại có những điểm tương giao kì lạ đến bất ngờ.Mối tương giao đó còn là mối tương giao có sợi dây huyền bí nào đó đi xuyên qua mãnh đất ,con người và cái duyên thầm của Huế.Cả hai người đều là những người tài hoa,nhưng số phận thì có nhiều trăn trở .Nếu như HMT đau bệnh và chết khi tuổi còn hứa hẹn bộc phát tài năng và bỏ lại sau mình những mối tình câm,những mối tình dang dỡ vừa đau khổ,vừa cô quạnh lại vừa đầy chất thơ;Thì TCS trong cả cuộc đời không một gia đình,một mái ấm đúng nghĩa bình dị nhất với những lô những lốc sự đồn thổi về tình duyên mà rồi cũng đi về “cát bụi” với sự cô đơn ngấm lặng vào cả những ca từ cùng gió mây trôi về đến cùng của sự bất diệt!Ông đi rồi mà nhiều khi sự cô đơn nào đó trong ông vẫn bay ngang ngất vướng víu mãi vào đời không thể nào nguôi.Cô đơn trong đời người và cô đơn lênh lang vào cả thơ ca nhạc họa là điều không khó hiểu.TCS và HMT có chung cái cô đơn trần thế mà ám ảnh đó trong cả cuộc đời mình!

Cái xứ Phật nơi ấy Huế ghi đậm vào dấu tích của TCS từ nhiều khía cạnh,từ quan niệm sống đến triết lý về thơ ,họa và nhạc.Bởi như nhiều người Huế ,TCS cũng là “một Phật tử ở trong gia đình có tôn giáo chính là Phật giáo”. Có lần ,khi tâm sự với Hòa thượng Thích Tâm Thiện,TCS đã từng nói về “Một cõi đi về”của ông từ trong triết lý nhà Phật như thế này: “Từ hư vô đến cuộc đời và từ cuộc đời trở về lại với hư vô .Đi- về là một lộ trình quen thuộc của cuộc sống mà ai cũng phải trải qua”.Cứ thế,ngay như những câu từ mà nhiều người trẻ vẫn nghe vẫn thích ấy,có phải ai cũng nghiệm ra nỗi niềm của chủ nhân !Và rồi có người cũng thấy sự thanh thản đến long lanh và trong vắt trong ca từ của Trịnh ở một số bài thơ,hay một đôi lúc TCS tâm sự với cái vẻ rất Thiền để không nhận ra sự cô đơn ám ảnh một đời nhạc sĩ!Thế nên,khi TCS nói “Bây giờ thì khác,không bao giờ cảm thấy cô đơn,dù chỉ sống một mình”,là ông đang nói với kiểu của cõi an bằng tĩnh lặng Phật giới.Có lúc nói về những người phụ nữ quanh mình,yêu thương mình hết mực TCS đã từng bảo họ “Yêu thương tôi hơn yêu chồng”,dù họ chỉ là “những người em gái”,dường như lúc đó cái buồn của ông không thể có,hoàn toàn không có và nó có thể đã siêu thoát cùng với những cõi tình duyên “mờ mờ nhân ảnh”.Khi đó “buồn mà rất yên tĩnh trong tâm hồn.Một sự yên tĩnh hơi bất thường vì nó không cho phép mình còn biết yêu hay không còn vấn đề đỉnh cao hay vực sâu của cô đơn nữa”.TCS đã chôn dấu nỗi buồn vào đâu,hay là nơi triết lý của cõi Phật?Đi đi rồi về về với cõi có có không không cuối chân trời cát bụi.Người ta,ai thần thánh nhất lại là người trần thế nhất của cõi đời,mà nhất là cõi sống của tình yêu,tự nơi cuộc sống TCS dường như không có cho mình một cõi tình yêu trọn vẹn và bình thường nhất.Ông rất có nhiều mối tình chẳng hạn,có thể ông được yêu thuwong nhiều hơn bất cứ ai,nhưng rồi vẫn có một nỗi buồn đau trần thế nào đó không trốn vào cõi Phật được.Niềm đau đó ta khó mà thấy hết,bởi ngay cả ông chưa một lần rành rẽ và rõ ràng với nó được,nó như là nỗi đau… 

“Sao anh không về chơi thôn Vỹ?”Sao không về với Huế , “anh” chỉ vị khách của xứ Huế với nắng mới ,với lá trúc,với gió với mây,với trăng và với nhân ảnh mờ trong sương khói…Thế mà dường như nỗi cô đơn lại vọng về từ tận Ghềnh Ráng ,Quy Nhơn trong ám ảnh của tà áo trắng tinh nguyên của cô gái Huế!Cái cô đơn của HMT như thế,dù trừu tượng vẫn dễ thấy,dễ nhìn dễ cảm và đau hơn cái cô đơn đi về trong ca từ của Trịnh.HMT đau đáu nỗi đau về cả thể xác và tinh thần trong sự tột cùng của khát vọng yêu và sống!Tà áo trắng với nỗi ám ảnh về khát vọng tình yêu cuộc đời và con người bình dị và thiết thực thôi thúc ông đau đớn thốt ra những lời gan ruột của trái tim mình về một góc xứ Huế.Nơi ấy hiện thân của vẻ đẹp của cuộc đời trần thế ,hiện thân của cái đẹp trong mơ tưởng và hiện thân của tình yêu như một thứ mong muốn tuyệt vọng!HMT đã tuyệt vọng được nên đau đớn và điên loạn với những vần thơ trải ra trước cuộc đời.Điên và đau chất chứa cái tuyệt vọng vì không thể sống trọn vẹn,không thể yêu hết mình ,không thể hòa tan vào từng hơi thở của cuộc đời trần thế.Nghĩa là dầu sao,nỗi cô đơn với đời vào một cơ duyên nào đó đã tựa mình vào một góc Huế để giải bày với con người …Khác với TCS ở chỗ,cõi Phật thân quen của những ngôi chùa ở Huế mà ông đi qua ,ghé đến trong thời thơ ấu của mình lại là chốn bình yên cho sự bay bỗng nào đó ngay trong cõi lòng mình.Nó cứ thế đến và đi trong một cuộc hành trình trốn tìm chính bản thân người du ca thế kỉ.

Đến và đi không chỉ là hành trình,xứ Huế cũng chỉ là nơi TCS đã từng có những khoảng thời gian đến và đi với nó.Những bóng dáng “Diễm xưa” còn đó với đời trong tâm tưởng và hoài vọng.Cuối những con đường nho nhỏ,nơi sự tĩnh lặng của Huế vẫn được lưu giữ,các ca từ của Trịnh lại ngân nga du dương với âm điệu nhẹ bỗng như bay mà vẫn mông lung nặng nề khó hiểu như bao thập kỉ đã qua con người vẫn chỉ biết nghe ,thưởng thức mà quên đi việc tìm nghĩa cho những gì nhận được.Mà với nhạc của Trịnh,có giới hạn nào đâu cho những cuộc kiếm tìm?

Tôi cũng thử lân la lên những ngôi chùa ở Huế.Đi một mình như kẻ dở hơi.Nhớ những ca từ của Trịnh để ngắm nghía soi vào cõi tĩnh lặng ở chùa,thực ra không thuộc nhiều cho lắm.Những bài tôi yêu thích cũng là những bài hầu hêt mọi người đều nghe mỗi ngày.Mà ở chùa nhiều nơi ở Huế giờ cũng không thật tĩnh lặng như hồi TCS ghé đến,ở đó nơi thì bốc thuốc,nơi dạy nghề cho trẻ con …có nơi còn là trụ sở dạy ngoại ngữ hay vi tính miễn phí nữa!Thế cho nên lại loay hoay đi về trong lòng mình với một cõi lòng câm câm ẩn ẩn

…Huế của mưa ,của những khoảng lặng và u tịch,nhưng Huế tháng tư về đang nắng chang chang tra tấn đến tận cùng những con đường từ trong Thành nội đến cả đường Lê Lợi,Ngô Quyền là những con đường râm mát nhất.Không hiểu,với Huế nắng như thế ,cõi lặng buồn bí ẩn và đời thường của Trịnh nhạc sĩ và Hàn thi sĩ sẽ gặp nhau ở đâu trong sự băn khoăn chưa thể rành rẽ của cõi lòng thằng tôi đang lang bạt một mình trong một chiều hôm sà về bên dòng chảy của con sông Hương rich rắc như một số đoạn cuộc đời ta phải đi qua…

Lê Cao


 

 Trả lời nhanh
Bình luận của bạn sẽ được đăng sau khi chủ blog kiểm duyệt và chấp nhận
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2025   VnVista.com